Đầu tư khi là một sinh viên – cần chú ý điều gì?
Đầu tư càng sớm, bạn càng có thể kiếm được nhiều tiền nhờ lãi kép. Bởi vậy, sinh viên là thời điểm tuyệt vời để bắt đầu đầu tư. Ngoài việc kiếm nhiều tiền hơn, những sinh viên trẻ tuổi cũng học được các kỹ năng tài chính có giá trị. Bài viết này sẽ giúp các bạn sinh viên định hướng loại hình đầu tư nào nên mua, đầu tư bao nhiêu…
1. Luôn có rủi ro khi đầu tư
Thông thường, các khoản đầu tư rủi ro hơn cũng có xu hướng đại diện cho những khoản mà bạn có thể kiếm được lợi nhuận cao nhất.
Khi bạn đang học đại học, việc đầu tư thường xuyên sẽ có lợi cho bạn. Bởi khi đó vốn của bạn không có quá nhiều, việc bạn quyết định đầu tư sai dẫn đến thua lỗ 10% với số vốn ban đầu là 1 triệu thì thực tế bạn mới lỗ 100.000đ cho một bài học. Còn khi đã đi làm số vốn ban đầu nâng lên, sai lầm trong đầu tư sẽ dẫn đến những khoản học phí đắt hơn nhiều.

Chính vì vậy, bạn không nên đặt tất cả tiền của mình vào một kênh đầu tư mà hãy chia ra thành các khoản giúp danh mục đa dạng hoá.
Các khoản đầu tư tích cực có thể tăng trưởng và nếu bạn tái đầu tư liên tục cùng với lãi kép, lợi nhuận sẽ tăng dần lên theo thời gian.
2. Suy nghĩ dài hạn
Nắm giữ các khoản đầu tư dài hạn trong nhiều năm sẽ giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính của mình một cách nhanh chóng và hạn chế rủi ro.

Ví dụ: nếu bạn đầu tư 10 triệu vào một quỹ ETF trên thị trường chứng khoán và có lợi nhuận 8% trong năm, bạn sẽ kiếm được 800 nghìn đồng. Khoản đầu tư trong năm tiếp theo của bạn sẽ là 10.800.000 đồng. Sau 10 năm thì khoản tiền bạn có sẽ là 21.589.249 đồng – gấp đôi so với số tài sản ban đầu.
Lãi kép sẽ hỗ trợ kết quả đầu tư dài hạn, lợi nhuân sẽ tăng dần theo thời gian bạn đầu tư. Vậy nên, hãy xem xét các ngành mà bạn nghĩ sẽ phát triển đáng kể trong tương lai, mua cổ phiếu của các công ty đó và lên kế hoạch nắm giữ chúng.
3. Đầu tư sớm và thường xuyên
Bạn không cần phải đợi cho đến khi tiết kiệm được một số tiền đáng kể mới bắt đầu đầu tư vào cổ phiếu.
Các chi phí giao dịch đầu tư trước đây thường đắt hơn, nhưng giờ đây, phí đầu tư rất ít hoặc không tính phí đối với thế hệ Gen Z (1996-2003). Bạn có thể bắt đầu đầu tư cổ phiếu chỉ với $1.

4. Sinh viên Đại học có thể đầu tư vào cổ phiếu không?
Sinh viên đại học có thể và nên học cách đầu tư vào chứng khoán. Đầu tư khác với việc gửi tiết kiệm. Đã đầu tư là sẽ có rủi ro tuy nhiên mức lợi nhuận sẽ cao hơn việc gửi tiết kiệm. Với nhà đầu tư mong muốn hạn chế mức rủi ro rất thấp, có thể lựa chọn phương thức đầu tư tích sản.

Khi bạn đầu tư, tức là bạn sẽ phải tìm hiểu các kiến thức liên quan đến tài chính, vĩ mô, vi mô, các lĩnh vực kinh doanh. Nếu bạn học đại học ngành kinh tế thì những điều này vô cùng bổ ích cho chính bạn, còn nếu không thì mục đích cuối cùng vẫn là gia tăng tài sản và đầu tư sẽ giúp tiền đẻ ra tiền.
5. Các khoản đầu tư tốt nhất khi là sinh viên đại học
Để kiếm được nhiều tiền , bạn cần có một chiến lược và phong cách đầu tư hợp lý. Điều cần thiết là tạo ra một danh mục đầu tư đa dạng gồm các quỹ chỉ số và cổ phiếu. Nói chung, tốt hơn là nên nắm giữ các khoản đầu tư chất lượng cao trong dài hạn hơn là ngắn hạn. Một khoản đầu tư tốt không phải lúc nào cũng mang lại lợi nhuận cao.

Các lựa chọn đầu tư bạn có thể cân nhắc bao gồm cổ phiếu, ETF và quỹ tương hỗ.
6. Kế hoạch đầu tư tốt nhất cho sinh viên
Kế hoạch đầu tư xem xét các mục tiêu tài chính để xác định xem bạn nên đầu tư vào cái gì, thời gian bạn nắm giữ các khoản đầu tư của mình và các chi tiết đầu tư khác.
Không có một kế hoạch đầu tư nào có hiệu quả chung cho tất cả sinh viên. Mặc dù kế hoạch đầu tư của sinh viên nên có những điểm tương đồng vì họ ở cùng độ tuổi, nhưng các chi tiết cụ thể có thể khác nhau. Khi lập một kế hoạch đầu tư, nên bắt đầu bằng cách viết ra các mục tiêu thực tế, cụ thể.
Sau khi đặt mục tiêu, hãy tính xem bạn sẽ phải đầu tư bao nhiêu mỗi tháng để biến mục tiêu đó thành hiện thực.

Việc ước tính thu nhập từ đầu tư sẽ phức tạp hơn so với những gì bạn sẽ kiếm được với số tiền trong tài khoản tiết kiệm.
Sau khi tính toán những gì bạn sẽ cần đầu tư hàng tháng, hãy xem liệu ngân sách của bạn có thực tế không sau khi trừ đi chi phí sinh hoạt. Điều chỉnh mục tiêu và ngân sách đầu tư hàng tháng nếu cần thiết. Quyết định loại hình đầu tư nào bạn muốn, giả sử kết hợp cổ phiếu và ETF. Sau đó, bạn sẽ cần lựa chọn các khoản đầu tư cụ thể của mình.
Sinh viên đại học nên tập trung chủ yếu vào các khoản đầu tư dài hạn, vì vậy đừng quá căng thẳng về tình hình suy thoái tạm thời.
7. Sinh viên nên dành bao nhiêu tiền để đầu tư
Đối với thế hế sinh viên trước đây, việc đủ ăn tiêu hàng tháng đã là một việc khó khăn. Nhưng thế hệ sinh viên hiện tại, có rất nhiều bạn trẻ năng động, đi làm và tích lũy từ rất sớm. Do các khoản thu nhập có thể chênh lệch mỗi tháng, nên thay vì con số nhất định bạn có thể dành ra 10% tiền lương của mình để đầu tư. Nếu bạn muốn mua những doanh nghiệp lớn mà không đủ mua lô 100 cổ phiếu có thể tham khảo lệnh FS để mua cổ phiếu chỉ với 10.000đ.

Tổng kết
Khi bạn thấy tiền của mình tăng lên như thế nào, bạn có thể sẽ muốn đầu tư nhiều hơn. Chỉ cần nhớ rằng bạn càng đầu tư nhiều hơn bây giờ, bạn sẽ có tương lai tài chính tươi sáng hơn.
Folllow chuyên gia của chúng tôi
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Khóa học đầu tư thực chiến online miễn phí
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư với chuyên gia
