Khi một người thân ra đi không để lại di chúc, sẽ khá vất vả cho bạn khi phải giải quyết với hàng núi giấy tờ, thủ tục cần thiết liên quan tới tài sản : Cổ phiếu, trái phiếu, sổ tiết kiệm, tiền mặt, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, đi kèm với các khoản nợ đang còn dang dở. Hãy nên tìm kiếm một luật sư giúp bạn trong trường hợp này, dưới đây là một số điều cần chuẩn bị thêm:

Điều 651. Bộ luật dân sự 2015 Người thừa kế theo pháp luật
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Các tài sản sau đó được phân chia theo thứ tự như sau, trong trường hợp người mất không để lại di chúc.
Điều 658. Bộ luật dân sự 2015, Thứ tự ưu tiên thanh toán
Các nghĩa vụ tài sản, các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau:
1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.
2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.
3. Chi phí cho việc bảo quản di sản.
4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.
5. Tiền công lao động.
6. Tiền bồi thường thiệt hại.
7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.
8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.
9. Tiền phạt
10. Các chi phí khác.
Giờ đây bạn thấy, ra đi không có di chúc, để cho người thân ở lại nhiều vất vả, chưa chắc cách phân chia theo luật ở trên đã giống với tâm nguyện của người ra đi. Chính vì thế, hãy nghĩ đến việc lập di chúc khi sức khỏe còn tốt và minh mẫn.
Xem thêm: Những điều cần biết về di chúc
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC:
- Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe có phù hợp hay không?
- Chăm sóc sức khỏe đặc biệt – ảnh hưởng tài chính
- Ai là người chăm sóc sức khỏe cho người thân?
- Ai là người cần chăm sóc sức khỏe đặc biệt
- Kiểm soát tài chính khi chăm sóc sức khỏe đặc biệt cho người thân
- Nên vay bao nhiêu tiền để mua nhà?
- Những khoản chi phí khi làm hồ sơ vay mua nhà
- Kinh nghiệm của người đi thuê nhà chuyên nghiệp
- Bạn đã sẵn sàng để mua một căn nhà?