Kinh nghiệm của người đi thuê nhà chuyên nghiệp
Việc quyết định đi thuê hay mua nhà, luôn là một câu hỏi khó có câu trả lời thấu đáo, tùy thuộc vào tình trạng gia đình, sự ưu tiên, khả năng tích lũy, cách sử dụng ngân sách, các gia đình sẽ cân nhắc hành động.
Tình trạng gia đình
- Nhiều người sẽ chọn phương án an cư lạc nghiệp, sau khi họ đi làm được một thời gian, tích lũy được kha khá, có được sự hỗ trợ từ gia đình, phần còn lại, cân đối ngân sách đủ cho trả góp và sống cân bằng, họ sẽ chọn phương án mua nhà, với khoản tín dụng từ ngân hàng.
- Nhiều người theo trường phái ngược lại, cơ quan, trường học ở đâu, thuê nhà ở đó, vừa giảm chi phí, thời gian di chuyển, vừa tăng cường khả năng tích lũy, đỡ bị áp lực trả gốc và lãi. Họ đợi một thời điểm chin muồi về tài chính. Sau khi thuê một thời gian, nếu ưng ý, họ sẽ tính chuyện mua căn nhà ở vùng họ đã thuê, khi đó họ nắm rất chắc giá cả, hạ tầng, chi phí sinh hoạt…
- Có những người kết hợp cả hai, đó là có nhà ở một nơi, nhưng cơ quan vợ, chồng hoặc trường học của con ở một nơi khác, họ sẽ cho thuê căn nhà đang sở hữu, lấy tiền thuê, tìm một nơi họ ưng ý, phù hợp với ưu tiên (vợ /con). Có thể phải bù thêm một chút tiền nhưng đổi lại giảm chi phí, thời gian di chuyển, giúp họ hưởng thụ nhiều hơn.

Nếu đi thuê là quyết định đã được cân nhắc và lựa chọn, hãy đi theo các bước sau, bạn sẽ có một nơi ưng ý thỏa mãn các tiêu chí của các thành viên gia đình.
1. Xác định một ngân sách phù hợp
Hãy bắt đầu từ việc lập ngân sách chi tiêu, giúp bạn biết khả năng chi trả tiền thuê tối đa, không ảnh hưởng cuộc sống của gia dình.Trong mục chi tiêu thiết yếu (bao gồm cả chi phí trả góp nhà, hoặc đi thuê nhà), bạn nên khống chế không quá 50% tổng thu nhập của gia đình, để cuộc sống luôn cân bằng.
Bởi vì ngân sách còn cần cho nhiều khoản chi khác (quỹ bảo vệ, quỹ dữ trữ ngắn hạn trong trường hợp mất việc làm tạm thời) và các khoản ưu tiên dài hạn khác như tích lũy mua nhà, hưu trí, hay các khoản mua sắm lớn ….
2. Lựa chọn địa điểm phù hợp
Sau khi chốt được ngân sách khả thi, việc thứ hai là tìm địa điểm phù hợp. Phù hợp với ai là điều bạn cần cân nhắc, (gần nơi làm việc của vợ, hay gần trường của con, giảm chi phí, thời gian đưa đón, di chuyển). Tiếp đến các ưu tiên khác như: gần siêu thị, ông bà nội ngoại, bệnh viện, khu vui chơi, trạm xe buýt, sau đó, các ưu tiên về căn nhà bạn định thuê (số phòng, giá, diện tích, khu bếp,hướng). Thứ tự ưu tiên sẽ tùy theo hoàn cảnh và mong muốn ưu tiên của gia đình.
3. Tìm hiểu xung quanh
Sau khi quy hoạch được một vài điểm phù hơp, hãy tiến hành khảo sát, tìm hiểu, bởi môi trường nơi bạn sống cũng quan trọng không kém. Khảo sát trên máy tính, gõ từ khóa bạn muốn tìm hiểu trên Google… Bước tiếp, đi thực địa, bạn có thể quan sát trực tiếp, khảo sát giá đang cho thuê, hỏi hạn những người đang sống….Chắc chắn bạn có những so sánh cụ thể về điểm mạnh, điểm yếu của từng vị trí, có quyết định sơ bộ và lợi thế đàm phán, mặc cả với chủ nhà sau này.
4. Một số khoản chi phí thêm
Bạn cần tìm hiểu thêm một số khoản chi phí: chi phí bảo vệ, bãi để xe, điện nước, internet) Hãy hỏi xem những chi phí đó có nằm trong giá thuê hay không. Liệu người cho thuê có hào phóng bao cho bạn khoản chi phí như một khoản khuyến mại?
5. Đàm phán giá và các điều kiện
Đầu tiên hãy quay lại điểm mạnh, điểm yếu bạn đã khảo sát, là lợi thế đàm phàn, tìm hiểu thêm tình trạng tài chính của người cho thuê, và lên kịch bản từng câu hỏi:
Hãy hỏi về những bất lợi của căn nhà mà bạn đã tìm hiểu, để họ cảm thấy bạn đã biết rất nhiều về căn nhà cho thuê.
Hãy đàm phán từ thấp đến cao: ví dụ đàm phán mức giá từ thấp tới cao, kịch bản trả tiền từ 3 tháng lên 6 tháng và 1 năm.
Nếu bạn thuê 2 năm thì chi phí sẽ giảm như thế nào? vì người cho thuê sẽ giảm được chi phí môi giới và chi phí sửa sang nhà cửa. Nếu bạn có tiền trả 2 năm thì được giảm giá bao nhiêu?
6. Các thủ tục
Khi ký kết hợp đồng cần chú ý các điều khoản ai có trách nhiệm sửa chữa gì, ai đóng loại phí nào, các quy định khác của tòa nhà, những điều mà chủ nhà đã hứa với bạn khi đàm phán….
Xem thêm: Mua nhà hay thuê nhà?
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC:
- Bạn có nên thêm Bảo hiểm nhân thọ vào kế hoạch thừa kế tài sản?
- Tôi cần mua bảo hiểm khi thuê xe không?
- Thời điểm giao dịch dễ mất tiền nhất
- Những điều cần biết về quy trình thẩm định nhà
- Cách xác định các mục tiêu tài chính cho tương lai
- Tại sao nên ưu tiên chi trả cho bản thân trước tiên?
- Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe có phù hợp hay không?
- Chăm sóc sức khỏe đặc biệt – ảnh hưởng tài chính
- Ai là người chăm sóc sức khỏe cho người thân?
Folllow chuyên gia của chúng tôi
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Khóa học đầu tư thực chiến online miễn phí
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư với chuyên gia
