Những điều cần chuẩn bị khi sống chung

Ngày nay, 3 thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà, cách tổ chức gia đình như thế phổ biến không những ở các đô thị lớn, mà còn rất thịnh hành ở các tỉnh và nông thôn Việt Nam. Ông bà, bố mẹ và con cái, 3 thế hệ cùng chung sống là một nét văn hóa, một truyền thống lâu đời của người Á Đông, dựa vào nhau, gần gũi, học hỏi, nương tựa. Dưới đây là danh muc những điều nên làm, để phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu của cách tổ chức gia đình này.

những điều cần chuẩn bị khi sống chung

Khi con cái đến ở cùng, người cha/ mẹ hãy chủ động phân công công việc

  • Giúp con hiểu được chi phí của gia đình. Hãy tạo ra một ngân sách và cùng nhau theo dõi các khỏan chi phí chung, chi phí riêng.
  • Xác định với con những chi phi chung cần chia sẻ giữa các thành viên: chi phí thuê nhà, điện nước, bảo vệ, đồ ăn,…..
  • Xác định với con chi phí riêng: chi phí gửi xe, chi phí thể thao, điện thoại di động, café…..
  • Cùng nhau lập ra bộ quy tắc khi sống chung với nhau: diện tích sử dụng chung, phòng khách, phòng ăn; không gian riêng tư: phòng ngủ, tủ quần áo, góc làm việc…Một số quy tắc ứng xử như âm thanh, âm nhạc, giờ coi TV.
  • Phân công thực hiện công việc vặt trong nhà: Tạo ra một quy trình thống nhất, phân công người thực hiện, có lịch trình hàng tuần ai làm gì (nấu ăn, giặt là, đi chợ, đồ ăn sáng, lau nhà, dọn nhà vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị gia đình).
  • Cùng con lên kế hoạch mua sắm sửa chữa lớn: mục đích làm gì, cho ai, đóng góp bao nhiêu tiền và kế hoạch thực hiện trong bao lâu.

Khi cha mẹ đến ở cùng con cái, con cái là người chủ động trao đổi với bố mẹ những nội dung trên, ngoài ra quan tâm hơn

  • Vấn đề sức khỏe: trao đổi vơi bố mẹ về tình trạng sức khỏe, cần có những chăm sóc riêng : đồ ăn, phòng ngủ, phòng tắm, trang thiết bị chăm sóc sức khỏe…..
  • Vấn đề tài chính: xem bố mẹ có trang trải được các chi phí chung và chi phí riêng, chi phí đặc biệt về sức khỏe hay không? nguồn ở đâu? 
  • Vấn đề giúp đỡ chăm cháu nhỏ: hãy hỏi xem bố mẹ có thể chăm sóc các con giúp bạn được không, bao nhiêu thời gian/ ngày, nếu có thể chi tiết các nội dung và đề nghị: đọc truyện, dạy học, nấu ăn khi bạn đi làm, có cho phép trẻ tiếp cận TV, internet, máy tính hay không?
  • Đảm bảo cha mẹ không bị người lạ lạm dụng tài chính, các dấu hiệu dưới đây kèm theo sự giải thích không rõ ràng về lý do:
    • Quên không trả các hóa đơn định kỳ
    • Mua một số thứ trên cả mức cần thiết.
    • Mua ít đi về số lượng đồ ăn hoặc thuốc uống cần thiết cho bản thân họ.
    • Từ thiện, quyên góp quá mức cần thiết
    • Sử dụng khoản vay tín dụng mà không muốn giải thích
    • Các đồ trang sức, vật dụng có giá trị đột nhiên biến mất
    • Những khoản rút tiền lớn từ tài khoản ngân hàng, chứng khoán.
    • Những thay đổi lớn trong danh mục đầu tư

Xem thêm: 6 bước để có được nền tảng tài chính lành mạnh