6 bước để có được nền tảng tài chính lành mạnh
Khi còn trẻ, lập kế hoạch tài chính dường như là một vấn đề không cần thiết và hoàn toàn có thể “để sau tính”. Tuy nhiên nếu sớm có những biện pháp và thói quen tài chính được thực hiện thường xuyên, lợi ích sẽ là rất to lớn cho bạn ở ngay hiện tại và tương lai sau này. Sau đây là 7 bước tham khảo giúp bạn xây dựng nền tảng tài chính lành mạnh:

1. Hiểu rõ tài sản và nợ vay của bản thân
Tài sản sở hữu và các khoản nợ phải trả sẽ quy định giá trị tài sản ròng của bạn (net worth). Tài sản bao gồm tiền mặt, các khoản tiết kiệm, cổ phiếu, trái phiếu, các khoản tiết kiệm lương hưu, tài sản cố định như nhà cửa, và tất cả các tài sản có giá trị khác như xe cộ. Các khoản nợ phải trả bao gồm các khoản nợ vay trả góp mua nhà, hóa đơn chưa thanh toán, dư nợ thẻ tín dụng và các khoản vay khác.
Nắm rõ các mục trên sẽ giúp bạn theo dõi được bức tranh toàn cảnh tình hình tài chính của riêng mình.
2. Xác định rõ mục tiêu
Mỗi năm một lần, hãy ngồi lại và hoạch định những mục tiêu ngắn-trung-dài hạn. Liệu những mục tiêu này còn thích hợp? Số tiền cần bỏ ra là bao nhiêu? Bạn có đang đi đúng lộ trình để đạt đến kế hoạch này? Những mục tiêu lớn như du lịch khi về hưu, có thể sẽ không thay đổi nhiều qua từng năm. Những mục tiêu ngắn hạn hơn (như trả hết dư nợ thẻ tín dụng) và các mục tiêu trung hạn (như tiết kiệm để mua nhà) có thể sẽ thay đổi liên tục hơn.
3. Kiểm tra lịch sử tín dụng của bản thân
Một lịch sử tín dụng lành mạnh sẽ giúp bạn tiếp cận những khoản vay với mức lãi suất thấp nhất. Hiệp hội Bảo vệ tài chính Người tiêu dùng của Mỹ (CFPB) khuyến khích người dân kiểm tra các thông tin về lịch sử tín dụng ít nhất một lần một năm, và trước mỗi lần vay nợ lớn.
Các thông tin liên quan đến lịch sử nợ vay tại Việt Nam, bạn có thể tham khảo trên trang cic.org.vn
4. Quy định người thừa kế
Khi mua bảo hiểm, mở tài khoản lương hưu thông thường bạn sẽ được yêu cầu nêu tên người thừa kế trong trường hợp tử vong. Hôn nhân, con cái li dị, và tử vong đều có tác động quan trọng lên quyết định này. Thông thường người người thừa kế mặc định là vợ/chồng bạn, tuy nhiên nếu bạn muốn thay đổi sang con cái hoặc bất cứ ai khác, thì đây là mục quan trọng không thể bỏ qua.
5. Quản lý thuế thu nhập cá nhân
Dành ra một khoản tiền để chi trả thuế thu nhập cá nhân trước thời hạn là vấn đề quan trọng trong trường hợp bạn phải tự chịu trách nhiệm vấn đề này (lao động tự do,…)
Đối với đa số trường hợp khác, lương của người lao động sẽ được trích ra từ trước để ủy quyền cho doanh nghiệp nộp thuế.
6. Đồng nhất các khoản đầu tư với mục tiêu tài chính
Các mục tiêu dài hạn như mua nhà, nghỉ hưu, du học cho con cái,… sẽ phù hợp với các khoản đầu tư dài hạn và an toàn như trái phiếu, ETFs,… Những mục tiêu ngắn hạn như du lịch, mua xe,… sẽ phù hợp với các khoản đầu tư có thể chốt lời ngắn hạn hơn như cổ phiếu, tiền gửi,…
Đồng nhất các khoản đầu tư với mục tiêu tài chính giúp bạn có được hiệu quả đầu tư cao nhất, cũng như có được mức thanh khoản phù hợp để chi trả cho các mục tiêu đó.
Xem thêm: Cách đặt ra các mục tiêu tài chính khả thi
XEM THÊM:
- 5 công ty chứng khoán tốt nhất cho người mới bắt đầu năm 2023
- 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư cho người mới bắt đầu năm 2023
- Cách mua cổ phiếu online cho người mới bắt đầu
- Đầu tư chứng khoán với số tiền nhỏ: Hướng dẫn cho người mới bắt đầu
- Kiến thức cơ bản về chứng khoán mà nhà đầu tư mới cần biết
- Cách chơi chứng khoán cho người mới bắt đầu (mới nhất 2023)
- Cách đọc bảng giá chứng khoán và tìm thông tin doanh nghiệp
- Chứng khoán là gì? Tư duy đúng trong đầu tư chứng khoán
- Nên mở tài khoản chứng khoán ở đâu? 5 công ty tốt nhất
Folllow chuyên gia của chúng tôi
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Khóa học đầu tư thực chiến online miễn phí
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư với chuyên gia
