Những vấn đề người nghỉ hưu đi làm cần biết
Khi đủ điều kiện nghỉ hưu, thay vì ở nhà, nhiều lao động lựa chọn tiếp tục làm việc để có thêm thu nhập từ công việc được trả lương, vừa có lương hưu từ quỹ BHXH.Thông thường, người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu là người có đủ 20 năm đóng BHXH và đủ 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ. Người tiếp tục lao động sau độ tuổi này bằng việc kéo dài thời hạn hợp đồng lao động, hoặc ký hợp đồng lao động mới sẽ được coi là người lao động cao tuổi theo điều 166 Bộ Luật Lao động 2012.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ
Ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng các quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động.
Quyền lợi đã thoả thuận thơi hợp đồng lao động
- Khi đó, họ sẽ được rút ngắn thời giờ làm việc hàng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian (công ty không được sử dụng lao động cao tuổi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của họ).
- Khoản 9, điều 123 Luật BHXH 2014 nêu: Người hưởng lương hưu mà đang ký hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, do đó không phải đóng BHXH.
Tuy nhiên, công ty và người lao động nên biết, ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng các quyền lợi đã thoả thuận theo HĐLĐ. Đồng thời, ngoài việc trả lương theo công việc, công ty còn có trách nhiệm chi trả thêm, cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao đông tương đương với mức đóng BHXH (khoản 3, điều 186 Bộ Luật Lao động 2012).
Xem thêm: 4 mối lo khi nghỉ hưu và cách xử lý hiệu quả
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC:
Folllow chuyên gia của chúng tôi
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Khóa học đầu tư thực chiến online miễn phí
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư với chuyên gia
