7 bí quyết tài chính nếu bạn tự kinh doanh
Có rất nhiều lý do để tự mình tham gia kinh doanh, hay lao động tự do để làm ông chủ của chính bản thân mình. Hoặc bạn lựa chọn, hoặc do “dòng đời xô đẩy” sang con đường này, bạn cũng sẽ phải tự quản lý thu chi tài chính của bản thân cũng như công việc kinh doanh của mình.
Khi là ông chủ của chính mình, bạn sẽ phải quản lý các vấn đề về kế toán tài chính, bảo hiểm và tiết kiệm hưu trí.
Cuộc sống tài chính của bạn không nhất thiết phải bất ổn dù thu nhập của bạn không ổn định, sau đây là 7 bí quyết để bạn xây dựng được nền tảng tài chính bền vững:

1. Theo dõi chi phí của bạn, bao gồm cả thời gian và tiền bạc
Khi bạn lao động tự do, thời gian là tiền bạc. Hãy kiểm soát cách mà bạn đang sử dụng thời gian – và tiền – điều này không chỉ giúp bạn đàm phán mức phí hợp lý cho khác hàng, mà còn giúp bạn thống kê được mảng công việc nào của bạn có được hiệu quả sinh lời lớn nhất.
Những biện pháp trên sẽ giúp bạn cải thiện hiệu suất làm việc, xây dựng hệ thống công việc phù hợp với bản thân.
2. Lập kế hoạch thu chi hàng tháng
Khi lập một kế hoạch thu chi tiêu, thông thường bước đầu tiên là viết ra được thu nhập ròng hàng tháng. Nhưng nếu bạn có nguồn thu nhập không ổn định hàng tháng, thì bước đầu tiên hợp lý nhất là bắt đầu tư các chi phí tưong đối cố định – ví dụ như tiền thuê nhà hay trả góp nhà, tiền điện nước internet, tiền ăn uống. Ngoài ra hãy để dành một khoản phí dự phòng cho các chi phí phát sinh như đi ăn ngoài, du lịch cuối tuần hay một chiếc điện thoại mới.
Nếu bạn làm việc hoặc kinh doanh trong ngành có doanh thu theo mùa, hãy tích lũy một số tiền lớn hơn trong các tháng đó để chuẩn bị cho khoảng thời gian có thu nhập thấp hơn. Và đừng quên tínnh toán số tiền tiết kiệm và tích lũy hưu trí là một phần trong chi tiêu, hãy tham khảo mục 3 và 5 để rõ hơn về điều này.
3. Dự trữ số tiền phòng ngừa khẩn cấp
Các chuyên gia tài chính luôn khuyến nghị những người làm công ăn lương, tích trữ khoản tiền tối thiểu là 3 lần (lý tưởng nhất là 9 lần) khoản tiền chi tiêu hàng tháng để phòng ngừa những trường hợp bất ngờ và khẩn cấp.
Tuy nhiên nếu thu nhập của bạn không thực sự ổn định, hãy cân nhắc tích trữ khoản tiền từ 9 đến 12 lần khoản chi tieu hàng tháng. Đây sẽ là điểm tựa vững chắc cho bạn trong khoảng nghỉ giữa những dự án hoặc đối mặt với những khoản chi ngoài dự kiến. Nếu bạn có những khoản chi phí lớn hàng tháng như trả góp mua nhà hay xe, hãy nhắm đến những khoản dự trữ lớn hơn nữa.
4. Lưu giữ số liệu chi tiêu nếu bạn tự kinh doanh
Nếu bạn tự mở doanh nghiệp và đóng thuế, hãy lưu trữ hóa đơn của những khoản chi tiêu nhỏ nhất như giấy trắng, mực in, điện thoại,… Ngoài ra nếu làm việc tại nhà bạn sẽ loại bỏ được các khoản phí như di chuyển và văn phòng.
5. Tiết kiệm hưu trí
Nếu bạn là ông chủ của chính mình, thì nhiệm vụ đóng bảo hiểm xã hội hay các khoản tiết kiệm hưu trí khác sẽ thuộc về bạn. Hiện tại bạn đã có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, và trong khoảng thời gian tới các quỹ đầu tư sẽ triển khai sản phẩm hưu trí tự nguyện.
6. Bảo vệ bản thân bằng bảo hiểm
Bảo hiểm nhân thọ sẽ cung cấp cho bạn nguồn thu nhập tron trường hợp bị tai nạn hoặc bệnh tật ảnh hưởng tới công việc. Ngoài ra bạn cũng nên thống kê hàng năm những nhu cầu bảo hiểm của mình – từ sinh mạng cho tới bảo hiểm tài sản như nhà cửa xe cộ – để tối thiểu hóa những rủi ro có thể gặp đặc biệt trong những giai đoạn thu nhập không ổn định.
7. Cân nhắc mở tài khoản ngân hàng riêng phục vụ công việc
Sử dụng tài khoản của những ngân hàng có phí dịch vụ thấp hoặc không thu phí dịch vụ cho mục đích công việc. Ngoài ra sao kê tài khoản này sẽ là công cụ hoàn hảo để bạn quản lý dòng tiền kinh doanh của mình!
Xem thêm: Chia sẻ phương pháp thoát khỏi gánh nặng tài chính
XEM THÊM:
- 5 công ty chứng khoán tốt nhất cho người mới bắt đầu năm 2023
- 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư cho người mới bắt đầu năm 2023
- Cách mua cổ phiếu online cho người mới bắt đầu
- Đầu tư chứng khoán với số tiền nhỏ: Hướng dẫn cho người mới bắt đầu
- Kiến thức cơ bản về chứng khoán mà nhà đầu tư mới cần biết
- Cách chơi chứng khoán cho người mới bắt đầu (mới nhất 2023)
- Cách đọc bảng giá chứng khoán và tìm thông tin doanh nghiệp
- Chứng khoán là gì? Tư duy đúng trong đầu tư chứng khoán
- Nên mở tài khoản chứng khoán ở đâu? 5 công ty tốt nhất
Folllow chuyên gia của chúng tôi
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Khóa học đầu tư thực chiến online miễn phí
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư với chuyên gia
