Khởi nghiệp – bạn đã chuẩn bị những gì để thành công?
Không phải ai cũng gặt hái kết quả như ý, khi là chủ doanh nghiệp, mặc dù tích lũy kinh nghiệm nhiều năm, có mối quan hệ, sự tự tin, những yếu tố quan trọng từng giúp họ thành công rực rỡ khi ở vị thế đi làm công.
Khởi nghiệp là khởi sự kinh doanh, cung cấp sản phẩm, dịch vụ mới theo ý tưởng, cách thức riêng. Ở vị thế này, bạn là ông chủ, người đồng sáng lập doanh nghiêp, thuê nhân viên làm việc. Hoạt động này, tạo ra thu nhập cho chính bạn, không đi làm thuê, tự do ra quyết định. Khởi sự thất bại, bạn là người gánh chịu hậu quả tài chính, ở chiều ngược lại, công ty phát triển, thu nhập của bạn cao gấp nhiều lần so với khi làm thuê.

Bạn đã chuẩn bị gì để khởi nghiệp thành công?
Niềm đam mê
Điều tiên quyết khi bạn khởi nghiệp là sự đam mê, khát khao cháy bỏng đem sản phẩm, dịch vụ đến với cộng đồng, có thể là ý tưởng: chất lượng tốt nhất; cách phục vụ hoàn toàn mới; đảm bảo giá cung cấp luôn rẻ nhất…..Đam mê giúp bạn sẽ vượt qua khó khăn, thách thức, giúp bạn tìm kiếm được nguồn lực (nhân lực và tài lực) cần thiết, cùng đồng hành đi tới thành công.
Kiến Thức tổng hợp
Những năm đi làm thuê, giúp bạn sở hữu khối kiến thức tổng hợp về ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ, chi phí, nguồn lao động, quy trình vận hành, các hiểu biết về pháp luật, thuế,…. điều đó hữu ích với bạn, tránh khỏi những bỡ ngỡ ban đầu, bạn biết việc gì làm trước, việc gì làm sau.
Hiểu Thị trường và khách hàng
Hiểu thị trường, giúp định vị rõ ràng phân khúc khách hàng bạn muốn sản phẩm đưa tới, các điểm chí yếu – pain points mà đối thủ chưa khắc phục, là lý do bạn khởi nghiệp với sứ mệnh giải quyết.
Hiểu khách hàng, giúp bạn sáng tạo, đưa sản phẩm đến với khách hàng một cách hoàn toàn mới (có thể là giá luôn cạnh tranh, thời gian giao hàng nhanh hơn đối thủ, hay các sản phẩm bán kèm độc đáo khiến họ không thể từ chối…); có thể là những phát hiện mới về nhu cầu… Hiểu khách hàng là vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ hiệu quả, trong bối cảnh sản phẩm, dịch vụ không có gì khác biệt, khi thị trường bão hòa.
Các chuẩn bị cần thiết
Mô hình kinh doanh
Yếu tố quan trọng nhất giúp bạn khác biệt và luôn định hướng rõ ràng. Mô hình kinh doanh kéo theo hàng loạt các sự chuẩn bị khác (chiến lược, mục tiêu, nguồn vốn, phân bổ ngân sách, vận hành).
Mô hình kinh doanh, chỉ ra bạn sẽ kiếm tiền bằng cách nào
Mô hình của bạn khác gì với đối thủ, điểm mạnh điểm yếu trong mô hình này. Một ngày nào đó những điểm mạnh này bị phá bỏ do chính sách thay đổi, đối thủ mới có công nghệ tiên tiến hơn, mô hình kinh doanh còn có thể trụ vững, đem lại hiệu quả hay không? Đâu là thế mạnh tuyệt đối bạn sở hữu?
Chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh cụ thể hóa các mục tiêu mà mô hình kinh doanh đã xác định: có thể là thị phần, số lượng khách hàng, phân khúc khách hàng…. Chiến lược và mục tiêu càng cụ thể càng tốt theo các nguyên tắc SMART (Specific: cụ thể, không chung chung; Measurable: Đo lường được bằng con số; Achievable: Có khả năng đạt được; Realistic: Thực tế, không mơ mộng; Tangible: Hiện hữu, lượng hóa)
Kế hoạch chi tiết
Kế hoạch chi tiết giúp bạn chuẩn bị mọi tình huống, kịch bản, hành động phù hợp. Các kế hoạch được phân chia nhỏ, theo nhiều chiều, nhưng vẫn đảm bảo xuyên suốt chiến lược đã phê duyệt.
- Kế hoạch công ty theo năm/ tháng/ quý.
- Kế hoạch theo các phòng ban: kinh doanh, nhân sự, tài chính, kế toán, marketing, ….
- Kế hoạch từng sản phẩm, dịch vụ.
- Kế hoạch từng kênh bán hàng online, offline
Kế hoạch nên được xem xét 6 tháng một lần, kèm theo kịch bản điều chỉnh, nếu như những yếu tố thuận lợi, khó khăn xuất hiện.
Quản Lý Tài Chính
Bạn cần biết chiến lược và các kế hoạch đặt ra, doanh thu và chi phí sẽ như thế nào, có phù hợp với mô hình kinh doanh hay không? Mức sản lượng nào hòa vốn, có lãi. Nên đi vay hay dùng vốn tự có, vay bao nhiêu là phù hợp? Tăng trưởng doanh thu, chi phí và lợi nhuận biên diễn biến như thế nào?
Vận hành doanh nghiệp
Hai vấn đề quan trọng nhất đối với một chủ doanh nghiệp đó là mô hình kinh doanh và chi phí tối ưu. Chi phí doanh nghiệp nằm rải ở một mảng rất rộng đó là vận hành doanh nghiệp, từ việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm nguồn nguyên liệu, tổ chức sản xuất trực tiếp, điều hành gián tiếp, vận hành kho bãi, đội ngũ bán hàng….Vận hành doanh nghiệp ổn định, tối ưu sẽ cắt giảm được chi phí không cần thiết, doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn.
Chuẩn bị trong mọi trường hợp
Khởi nghiệp không luôn đồng nghĩa với kinh doanh thành công, nói đúng hơn, không phải ông chủ nào khởi nghiệp cũng thành công. Trong tâm thế ấy, bạn cũng nên chuẩn bị việc mình sẽ đối diện với sự thất bại ,nếu chuẩn bị không chu đáo. Thêm vào đó, nên lập kế hoạch giảm bớt tỷ lệ sở hữu, có thêm những nguồn lực mới giúp bạn vượt qua khó khăn.
Xem thêm: Thời điểm nào nên khởi nghiệp?
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC:
Folllow chuyên gia của chúng tôi
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Khóa học đầu tư thực chiến online miễn phí
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư với chuyên gia
