Các chỉ số kinh tế vĩ mô nhà đầu tư chứng khoán nên biết

Chỉ số kinh tế vĩ mô là gì?

Các chỉ số kinh tế vĩ mô là một thành phần cực kì quan trọng quyết định đến xu hướng của thị trường chứng khoán cũng như phân tích triển vọng ngành nghề kinh doanh. Đối với lĩnh vực phân tích đầu tư chứng khoán thì có 2 loại chỉ số vĩ mô quan trọng là: chỉ số đo lường sức mạnh kinh tế và chỉ số đo lường dòng tiền ra vào thị trường chứng khoán.

Vì sao cần phải phân tích các chỉ số kinh tế vĩ mô?

Vì đây là những chỉ số có ảnh hưởng đến khả năng đưa ra nhận định và dự báo xu hướng giá thị trường chứng khoán trong tương lai. Chứng khoán được xem là phong vũ biểu của nền kinh tế nên việc phân tích các chỉ số kinh tế vĩ mô giúp nhà đầu tư có góc nhìn toàn diện nhất về những diễn biến trên thị trường chứng khoán có bám sát các thông số kinh tế vĩ mô hay không, nếu thị trường chứng khoán vận động xa rời thực tại của kinh tế vĩ mô thì rất dễ đó là thị trường bong bóng.

Các chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng

1. Tăng trưởng GDP

chỉ số GDP

GDP là tổng sản phẩm quốc nội, là tổng giá trị bằng tiền của các hàng hóa-dịch vụ cuối cùng được sản xuất ở một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định.

Giá trị GDP sẽ không có nhiều ý nghĩa, thay vào đó chúng ta nên xem xét tốc độ tăng trưởng GDP hàng quý, hàng năm để biết được nền kinh tế đang mạnh lên hay suy yếu. Nếu tốc độ tăng trưởng GDP tăng trưởng và quý sau cao hơn quý trước, thể hiện sức mạnh của nền kinh tế từ đó ảnh hưởng tích cực đến thị trường chứng khoán. Ngược lại, nếu tốc độ tăng trưởng GDP giảm dần hoặc GDP tăng trưởng âm báo hiệu nền kinh tế suy yếu, hoặc tệ hơn là khủng hoảng, ví thế thị trường chứng khoán lúc này nhìn chung là sẽ diễn biến kém khả quan.

2. Doanh số bán lẻ (Retail Sales)

doanh số bán lẻ

Là tổng số tiền mà người dân chi tiêu cho các sản phẩm lâu bền hoặc không lâu bền tại các cửa hàng bán lẻ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 1 tháng sẽ thống kê một lần. Những mặt hàng được tính trong danh mục bán lẻ như: trang sức, điện thoại di động, điện máy, bách hóa, dược phẩm…

Doanh số bán lẻ giúp nhà đầu tư nhận biết nhu cầu của người tiêu dùng của người dân với thành phẩm, mức độ hoạt động của ngành sản xuất kinh doanh từ đó đưa ra những đánh giá về sức khỏe tổng thể nền kinh tế. Nếu doanh số bán lẻ tăng chứng tỏ nhu cầu chi tiêu dùng của người dân tăng mạnh và ngược lại doanh số bán lẻ sụt giảm là biểu hiện nền kinh tế yếu ớt, người dân thắt chặt lại ngân sách chi tiêu dùng.

Con số doanh số bán lẻ tăng trưởng mạnh là biểu hiện cho thấy nền kinh tế đang hoạt động tốt, thu nhập người dân tăng cao đẩy mạnh chi tiêu dùng, giúp lợi nhuận công ty ghi nhận nhiều hơn khiến nhiều nhà đầu tư đổ xô vào mua cổ phiếu với kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp tăng trưởng mạnh.

Ngược lại, con số tăng trưởng bán lẻ thấp hoặc tăng trưởng âm là biểu hiện nguy hiểm cho nền kinh tế có thể dẫn đến suy thoái kinh tế, nền kinh tế rơi vào tình trạng giảm phát. Điều này thường kích thích làn sóng bán tháo của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán với kỳ vọng lợi nhuận doanh nghiệp sản xuất sẽ bị sụt giảm.

3. Lạm phát

chỉ số lạm phát

Là thước đo rất quan trọng trong kinh tế vĩ mô, là đại lượng thể hiện sự tăng mức giá chung của hàng hóa & dịch vụ theo thời gian. Lạm phát xảy ra xuất phát từ 2 nguyên nhân cơ bản:

  • Lạm phát do cầu kéo là do sự tăng lên của mặt hàng nào đó kéo theo các mặt hàng khác cũng tăng lên;
  • Lạm phát do chi phí đẩy do sự tăng lên của giá nguyên vật liệu đầu vào, chi phí tiền lương tăng lên…khiến doanh nghiệp tăng chi phí sản xuất từ đó đẩy giá thành sản phẩm bán ra tăng lên để bù đắp cho chi phí.

Nếu lạm phát ở mức vừa phải từ 2-5% được xem là tín hiệu tốt cho nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán vì khi ấy Chính phủ các quốc gia có thể có thêm dư địa để đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng, vay nợ. Đây là môi trường lý tưởng để đầu tư chứng khoán khi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp rất khởi sắc.

Nhưng nếu lạm phát ở mức quá cao, vượt quá 10% thì đó được xem là tín hiệu gây tổn thương cho nền kinh tế vì khi ấy Chính phủ sẽ tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô thay vì đẩy mạnh phát triển kinh tế.

4. Lãi suất

lãi suất

Mức lãi suất mà chúng ta nói đến là lãi suất cơ bản – một công cụ chính sách tiền tệ để kiểm soát vĩ mô của Ngân hàng trung ương, từ đó là cơ sở để các tổ chức tín dụng, ngân hàng ấn định lãi suất kinh doanh.

Lãi suất và chứng khoán có mối tương quan nghịch với nhau, khi lãi suất tăng thì thường chứng khoán giảm, còn khi lãi suất suất chứng khoán thường có diễn biến tích cực.

Theo góc nhìn kênh đầu tư, thì gửi tiết kiệm là kênh đầu tư cạnh tranh với kênh chứng khoán, khi lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng tăng cao thì sẽ kích thích người dẫn gửi tiền từ đó những kênh đầu tư khác như chứng khoán bị rút tiền mạnh.

Theo góc nhìn về nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp thì nếu lãi suất tăng sẽ làm tăng chi phí vốn của doanh nghiệp, làm bào mòn lợi nhuận, nếu trong bối cảnh tình hình kinh doanh không thuận lợi đó có thể trở thành gánh nặng lớn.

5. Tỷ giá

tỷ giá

Là mối tương quan giữa đồng VND và các đồng tiền chủ lực trên thế giới mà chủ yếu là đồng Dollar Mỹ (USD).

Việc VND mất giá sẽ có tác động 2 chiều với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp có các khoản vay ngoại tệ hoặc nhập khẩu phần lớn nguyên vật liệu từ nước ngoài thì sẽ chịu áp lực lớn từ sự mất giá của đồng VND làm chi phí vốn tăng lên. Ngược lại, với những doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ thì sẽ được hưởng lợi, ngoài ra tính cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu tốt hơn khi các mặt hàng này có giá rẻ hơn so với hàng nội địa ở Mỹ khi đồng USD tăng giá.

Tác động của tỷ giá đối với thị trường chứng khoán nói chung là khi đồng USD tăng giá sẽ ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối của Việt Nam vì lúc này Ngân hàng nhà nước cần nhiều tiền hơn để có thể thu mua ngoại tệ. Ngoài ra, nguy cơ về nhập khẩu lạm phát khi giá hàng hóa cơ bản, nguyên vật liệu được mua bằng USD sẽ cao hơn khiến chi phí vốn của các doanh nghiệp sản xuất trong nước tăng cao gây ra mối lo lạm phát. Về trung-dài hạn đây là rủi ro lớn tác động đến thị trường chứng khoán.

Mở tài khoản chứng khoán VPS để đồng hành cùng Đầu Tư Từ Đâu và nhận khuyến nghị các mã cổ phiếu tốt nhất

Xem chi tiết tại Quyền lợi khi mở tài khoản chứng khoán VPS với Đầu Tư Từ Đâu