Nên chọn doanh nghiệp nào để tích sản dài hạn?

Đầu tư tích sản dài hạn là một chiến lược đầu tư về lý thuyết được xem là ít rủi ro nhất trong các chiến lược đầu tư, việc nhà đầu tư bỏ tiền đều đặn để đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp là cách làm đầu tư đúng với bản chất ra đời của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư chọn sai doanh nghiệp thì cũng sẽ đem lại những rủi ro lớn, đặc biệt là khi chọn nhầm những doanh nghiệp tồi, kết quả kinh doanh yếu kém khiến cho việc đầu tư dài hạn trở thành nỗi ám ảnh với nhà đầu tư.

Trên thị trường trong 5 năm qua đã chứng kiến không ít trường hợp đầu tư tích sản dài hạn khiến nhà đầu tư thua lỗ, kể cả các doanh nghiệp vốn hóa lớn..

  • Cổ phiếu VNM trong 5 năm gần đây giảm 24% giá trị.
  • Cổ phiếu CTD trong 5 năm gần đây giảm 74% giá trị.
  • Cổ phiếu SBT trong 5 năm gần đây mất 56% giá trị…

Đó đều là những doanh nghiệp lớn có tên tuổi trong ngành nhưng cũng không đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư mặc dù thị trường chứng khoán sau 5 năm cũng tăng được hơn 59% giá trị.

Do vậy, làm cách nào nhà đầu tư có thể chọn được doanh nghiệp tốt và có khả năng tăng giá trong dài hạn ?

1. Loại trừ rủi ro khi tích sản cổ phiếu

Điều đầu tiên nghĩ đến trong việc lựa chọn cổ phiếu đó chính là loại trừ rủi ro, đặc biệt là các khoản đầu tư dài hạn cần phải loại trừ rủi ro một cách triệt để. Có 4 loại rủi ro chính

Rủi ro thị trường

Rủi ro thị trường

Đây là những biến động của thị trường do những tác động từ tin tức vĩ mô hay tâm lý ngắn hạn của nhà đầu tư. Rủi ro thị trường là yếu tố rất khó đoán, thường những biến động lớn là do những yếu tố bất ngờ xuất hiện làm thay đổi quan điểm chung của đám đông trước đó. Rủi ro thị trường là yếu tố thường trực, khi tham gia đầu tư bạn chỉ đồng hành chứ khó loại trừ nó được.

Nhà đầu tư có thể mua tích sản theo chiến lược trung bình giá trong dài hạn, tức lúc này nhà đầu tư nên bỏ tiền đều đặn vào mỗi tháng nên sẽ có những thời điểm bạn mua được với giá thấp khi thị trường chung đang giảm mạnh hoặc có thời điểm bạn mua giá cao khi thị trường tăng mạnh nhưng nhìn chung giá bạn mua sẽ ở mức trung bình, lúc đó bạn không cần phải quá bận tâm về việc thị trường hiện tại đang như thế nào.

Rủi ro thanh khoản

rủi ro thanh khoản

Chỉ cần áp dụng cách rất đơn giản là chọn cổ phiếu có thanh khoản cao, tất nhiên khi một cổ phiếu có thanh khoản cao được nhiều nhà đầu tư chú ý cũng đồng nghĩa định giá của doanh nghiệp đó hiện tại khó có thể là một món hời, tuy nhiên việc mua được nhưng không có khả năng để bán được có thể gây ra những rắc rối về sau khi bạn muốn thực thi lợi nhuận hoặc bạn cần gấp số tiền đó cho chi tiêu cá nhân.

Do đó, chúng tôi khuyến khích nhà đầu chọn cổ phiếu có giá trị giao dịch trung bình hàng ngày lớn hơn 10 tỷ đồng/phiên.

Rủi ro doanh nghiệp

rủi ro doanh nghiệp

Đây là loại rủi ro rất lớn khi tham gia vào đầu tư chứng khoán, bản chất của việc đầu tư chính là bạn đang gửi tiền của mình vào chủ doanh nghiệp để họ kinh doanh và kỳ vọng tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, cũng không ít những trường hợp ban lãnh đạo không tập trung kinh doanh mà chỉ làm giá thao túng cổ phiếu, và thậm chí có nhiều chiêu trò gian lận, công bố sai thông tin hoặc cố tình không công bố thông tin gây thiệt hại nặng nề đến cổ đông nhỏ lẻ.

Nhà đầu tư nên ưu tiên chọn những doanh nghiệp vốn hóa lớn ( > 20 nghìn tỷ) và đầu ngành (có quy mô, thị phần đứng đầu ngành kinh doanh).

Rủi ro bản thân

rủi ro bản thân

Đây là vấn đề tâm lý của mỗi người, đầu tư tích sản dài hạn không đòi hỏi phương pháp phức tạp, rất phù hợp với nhà đầu tư không chuyên. Tuy nhiên, điều khó làm nhất là bản thân không duy trì được sự nhất quán và kỷ luật để thực hiện chiến lược này, bởi trong ngắn hạn chúng ta rất khó để thấy được thành quả, nhiều trường hợp không tin tưởng vào sự lựa chọn của mình khiến nhiều nhà đầu tư bỏ cuộc giữa chừng. Đây có lẽ là rủi ro lớn nhất của chiến lược tích sản dài hạn này.

Nhà đầu tư nên đầu tư bằng khoản tiền nhàn rỗi của bản thân để không cảm thấy áp lực trước những biến động thị trường. Nên xem việc tích sản khoản tiết kiệm có lợi suất cao hay là của để dành trong dài hạn.

2. Chọn doanh nghiệp tăng trưởng

chọn doanh nghiệp tăng trưởng

Sau khi loại trừ đi những yếu tố rủi ro thì căn bản bạn đã có thể chọn được doanh nghiệp tốt nhưng đó chỉ mới là vế đầu tiên, để đạt được hiệu quả thì bạn cần phải chọn tìm doanh nghiệp tăng trưởng, có hiệu quả kinh doanh vượt trội bởi bản chất đi lên bền vững của giá cổ phiếu được xuất phát từ sự tăng trưởng của lợi nhuận doanh nghiệp.

Hiệu quả kinh doanh vượt trội

Doanh nghiệp phải có hiệu quả kinh doanh vượt trội, được đánh giá dựa vào chỉ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).

Doanh nghiệp có ROE > 20% và liên tục duy trì đều đặn qua các năm được xem là doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh vượt trội trên thị trường và trong ngành đó.

Tăng trưởng Lợi nhuận thuần

Một doanh nghiệp tăng trưởng cao phải được chứng minh qua chu kỳ 5 năm khi lợi nhuận thuần tăng trưởng kép mỗi năm tối thiểu 10%.

Tăng trưởng Vốn chủ sở hữu

Một doanh nghiệp liên tục tăng vốn chủ sở hữu là biểu hiện cho sự phát triển trong tương lai khi doanh nghiệp này đang “khát vốn” để đẩy mạnh đầu tư các dự án đem lại nguồn thu khổng lồ trong thời gian tới. Việc doanh nghiệp duy trì tăng vốn liên tục nhưng vẫn duy trì được tăng trưởng chính là minh chứng cho mục đích sử dụng vốn rất hiệu quả của doanh nghiệp này. Doanh nghiệp phải có tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu tối thiểu 10% trong vòng 5 năm gần nhất.

Ví dụ minh họa chọn cổ phiếu để tích sản

Cổ phiếu tích sản HPG

tập đoàn hòa phát

Vào năm 2017, HPG là sự lựa chọn rất đúng đắn của nhà đầu tư để tích sản 5 năm qua với những chỉ tiêu tài chính rất sáng sủa

báo cáo tài chính hòa phát

Lợi nhuận sau thuế của HPG kết năm 2017 là hơn 8,000 tỷ đồng, trong khi đó lợi nhuận của cuối năm 2012 là 994 tỷ đồng -> tốc độ tăng trưởng kép mỗi năm đạt con số ấn tượng 52%!

ROE của cổ phiếu này cũng liên tục duy trì trên mức 20% trong vòng 3 năm gần đây, với năm 2017 con số ROE đạt 30.65% cho thấy hiệu quả kinh doanh vượt trội của doanh nghiệp kinh doanh Thép này.

Ngoài ra, vốn chủ sở hữu cũng tăng mạnh từ mức hơn 8,000 tỷ đồng lên tới hơn 32,000 tỷ đồng, tương đương tốc độ tăng trưởng kép 32%/năm là biểu hiện cho thấy doanh nghiệp đang huy động vốn mạnh mẽ để đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Kết quả là sau 5 năm cổ phiếu HPG tạo ra tỷ suất lợi nhuận +250%.

Cổ phiếu tích sản VNM

vinamilk - vnm

Vào năm 2017, VNM là sự lựa chọn tích sản sai khi các chỉ số tài chính không cho thấy doanh nghiệp này sẽ còn duy trì được tăng trưởng lợi nhuận nữa

báo cáo tài chính vnm

Lợi nhuận sau thuế kết năm 2017 xấp xỉ 10.3 tỷ đồng so với mức hơn 5.8 nghìn tỷ đồng của năm 2012, tương đương tốc độ tăng trưởng kép là 12%/năm. Do vậy, VNM thỏa mãn tiêu chí tăng trưởng lợi nhuận.

ROE của doanh nghiệp này cũng liên tục duy trì 20% qua các năm và mức ROE năm 2017 đạt tới 44.49%, hiệu quả kinh doanh phải nói là cực kì ấn tượng.

Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu của VNM lại tăng trưởng kép chưa tới 10% trong 5 năm nay. Sau nhiều năm tăng trưởng mạnh thì tình hình kinh doanh của VNM đang rơi vào trạng thái bão hòa nên doanh nghiệp này gần như không có kế hoạch phát hành thêm tăng vốn để đầu tư phát triển các dự án mới. Đây rõ ràng là yếu tố không khả quan về triển vọng kinh doanh của VNM.

Kết quả là sau 5 năm cổ phiếu VNM tạo ra tỷ suất lợi nhuận -25% (không tính cổ tức bằng tiền).

Tổng kết

Để chọn được doanh nghiệp tích sản tốt thì nhà đầu tư có thể xem xét các tiêu chí

Tiêu chíTiêu chuẩn
Thanh khoảnLớn hơn 10 tỷ đồng/phiên
Vốn hóaLớn hơn 20 nghìn tỷ đồng
Ban lãnh đạoChính trực, Uy tín
Hiệu quả kinh doanh (ROE)Lớn hơn 20%
Tăng trưởng lợi nhuận 5 nămLớn hơn 10%
Tăng trưởng vốn chủ sở hữu 5 nămLớn hơn 10%

Ngoài ra, nhà đầu tư có thể đánh giá doanh nghiệp qua các tiêu chí định tính khác như:

  • Triển vọng ngành: đây là ngành được kỳ vọng sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong tương tác khi được hưởng lợi từ sự đi lên của nền kinh tế, nhu cầu tăng mạnh hoặc nguồn cung cạn kiệt..
  • Lợi thế cạnh tranh: doanh nghiệp có vị thế cao trong ngành khi có lợi thế về quy mô, thị phần, thương hiệu, chi phí sản xuất thấp hay công nghệ…

Mở tài khoản chứng khoán trong 5 phút để đồng hành cùng đội ngũ Đầu Tư Từ Đâu:

Xem chi tiết Quyền lợi khi mở tài khoản chứng khoán VPS với Đầu Tư Từ Đâu

Chào các bạn, tôi là Đỗ Hoàng Quân. Tôi tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2007. Trải qua nhiều chu kỳ, tôi am hiểu quy luật vận động của thị trường và xây dựng cho mình những nguyên tắc quan trọng để có thể kiếm tiền bền vững trên thị trường chứng khoán. Tìm hiểu thêm về tôi tại đây.

anh Quan

Đăng ký mở tài khoản chứng khoán

Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư Miễn phí

Mở app Zalo, scan để tham gia nhóm tư vấn của E-Broker hoặc kết bạn với admin qua SĐT 0981 333 743

Đọc nhiều nhất

Chuyên mục