Quản lý thu nhập khi nghỉ hưu
Hầu hết những người ở độ tuổi nghỉ hưu, đều có mục tiêu làm sao tài sản của họ được bảo toàn và sinh lời đều đặn, bởi khi đó, họ không còn dựa vào thu nhập từ làm công ăn lương để trang trải chi phí, mà sử dụng các khoản thu nhập thụ động: sổ bảo hiểm xã hội (bình quân 4 triệu/tháng), sổ tiết kiệm, các khoản tiền cho thuê nhà.
Ở tuổi 60, khó có cơ hội sửa sai, vì quỹ thời gian, tuổi tác, sức khỏe, không cho phép như các giai đoạn trước đó. Tuổi thọ của người nghỉ hưu nâng dần, trung bình họ sống thêm gần 20 năm sau thời gian nghỉ hưu, trong đó 10 năm sống khỏe mạnh. Phụ nữ tuổi thọ kéo dài hơn nam giới khoảng 5 năm. Do đó ở giai đoạn này, nhu cầu quản lý thu nhập hưu trí vô cùng quan trọng .

Sử dụng công cụ tạo lập ngân sách
Trước tiên bạn cần kiểm kê các nguồn thu nhập khi nghỉ hưu: bảo hiểm xã hội, quỹ hưu trí tự nguyện, sổ tiết kiệm, tiền thuê nhà, tiền từ bảo hiểm nhân thọ, các khoản đầu tư… các nguồn thu nhập thụ động của bạn khi nghỉ hưu.
Một lần nữa bạn sẽ sử dụng công cụ tạo lập ngân sách xác định chi tiêu thiết yếu, các quỹ dự phòng khi ốm đau cấp cứu, các ưu tiên: tích lũy hưu trí, chăm sóc sức khỏe đặc biệt; một khoản tiền mặt cho những kỳ nghỉ thảnh thơi, đầm ấm bên người thân.
Thường xuyên giám sát các tài sản
Hàng tháng, bạn xem xét lại các danh mục trên, xem xét biến động về lợi nhuận, lãi suất, chi phí thiết yếu, căn chỉnh theo yếu tố bất thường: Sức khỏe giảm sút, thêm thành viên mới;… tạo cho bạn một thói quen cần thiết trong 10-15 năm tới.
Các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập thụ động của bạn
- Xu hướng lãi suất tác động tới khoản tích lũy ngân hàng, gián tiếp tới danh mục đầu tư cổ phiếu.
- Thuế và phí của các loại thu nhập cũng gây những ảnh hưởng mà bạn cần theo dõi thường xuyên.
- Lạm phát gây áp lực lên giá hàng hóa, viện phí, trực tiếp tới chi phí thiết yếu của bạn hàng tháng. Ngoài ra lạm phát, lãi suất là một cặp luôn đi liền với nhau, được điều chỉnh thường xuyên theo chính sách vĩ mô, bạn cần theo dõi sát sao cặp quan hệ này.
- Cuộc sống thay đổi bất thường theo chiều hướng thuận lợi hoặc khó khăn: sức khỏe giảm sút, có thêm thành viên mới, gia đình có người cần chăm sóc sức khỏe đặc biệt, lập mới hay cập nhật di chúc, bán bớt tài sản, ….. bạn chủ động lên kịch bản đối mặt và phương án điều chỉnh kịp thời
Xem thêm: Làm việc ở tuổi nghỉ hưu
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC:
- Bạn có nên thêm Bảo hiểm nhân thọ vào kế hoạch thừa kế tài sản?
- Tôi cần mua bảo hiểm khi thuê xe không?
- Thời điểm giao dịch dễ mất tiền nhất
- Những điều cần biết về quy trình thẩm định nhà
- Cách xác định các mục tiêu tài chính cho tương lai
- Tại sao nên ưu tiên chi trả cho bản thân trước tiên?
- Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe có phù hợp hay không?
- Chăm sóc sức khỏe đặc biệt – ảnh hưởng tài chính
- Ai là người chăm sóc sức khỏe cho người thân?
Folllow chuyên gia của chúng tôi
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Khóa học đầu tư thực chiến online miễn phí
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư với chuyên gia
