Hedging là gì? Cách sử dụng hedging để phòng vệ rủi ro cho danh mục
Sự ra đời của chứng khoán phái sinh hợp đồng tương lai không chỉ mang đến cho nhà đầu tư một kênh đầu tư mới mà còn giúp phòng vệ rủi ro (hedging) cho danh mục hiệu quả. Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều nhà đầu tư hiểu và biết cách sử dụng công cụ này.
Vì vậy, nhằm giúp nhà đầu tư có thể tối ưu hiệu suất đầu tư và giảm các rủi ro từ thị trường, bài viết dưới đây sẽ giải đáp các câu hỏi liên quan đến kỹ thuật hedging là gì cũng như cách sử dụng hợp đồng tương lai một cách hiệu quả.
BÀI LIÊN QUAN:
Hedging tool VPS là gì? Thuật ngữ và nguyên tắc phòng vệ
Hướng dẫn kích hoạt phòng vệ trên app VPS SmartOne
Hướng dẫn thay đổi tỷ lệ phòng vệ trên app Vps SmartOne
Kiến thức cơ bản về Hedging
Hedging là gì?
Hedging là kỹ thuật phòng vệ bằng cách sử dụng các sản phẩm phái sinh giúp nhà đầu tư bảo vệ danh mục của mình trước những biến động tiêu cực của thị trường.
Hedging đóng vai trò như bảo hiểm giúp nhà đầu tư hạn chế được thiệt hại thấp nhất có thể nếu tình trạng xấu diễn ra.
Công dụng của hedging
Ở Việt Nam, nhà đầu tư có thể sử dụng phái sinh hợp đồng tương lai của chỉ số VN30 để hedging danh mục cổ phiếu đang nắm giữ trước những biến động khó lường từ thị trường.
Ai nên hedging?
Đối tượng sử dụng: Bao gồm tất cả các nhà đầu tư trên thị trường có tài khoản giao dịch phái sinh tại công ty chứng khoán. Hedging sẽ rất phù hợp cho 2 nhóm nhà đầu tư:
Nhà đầu tư dài hạn, nắm giữ cổ phiếu trong khoảng thời gian trên 1 năm và không thường xuyên giao dịch, do đó để hạn chế ảnh hưởng của thị trường đến danh mục thì NĐT này có thể tiến hành Hedging khi cảm thấy có rủi ro.
Nhà đầu tư bị “kẹp hàng” không kịp bán khi cổ phiếu giảm rất nhanh, đang chịu mức lỗ lớn và không dám cắt lỗ, NĐT có thể Short phái sinh để hạn chế thiệt hại và chờ cho đến khi danh mục cơ sở hồi phục trở lại.
Ý nghĩa Hedging
Không nên kỳ vọng kiếm lãi khi thực hiện Hedging, bởi ý nghĩa lớn nhất của kỹ thuật này là để bảo vệ danh mục đầu tư tránh khỏi những biến động lớn từ thị trường, đặc biệt là khi thị trường giảm mạnh thì mức độ thiệt hại của danh mục khi được Hedging sẽ là không đáng kể, bởi khoản lỗ trên thị trường cơ sở đã được bù đắp bằng lệnh Short phòng vệ trên thị trường phái sinh.
THAM GIA NHÓM TƯ VẤN trong phiên giao dịch
Tham gia nhóm Tư vấn của Đầu Tư Từ Đâu (E-Broker) để được admin tư vấn cơ hội đầu tư và điểm mua/điểm bán hiệu quả nhất. Bấm tham gia nhóm TẠI ĐÂY.
Hoặc mở app Zalo, quét mã QR để tham gia nhóm Tư vấn đầu tư miễn phí.
Kết bạn với admin qua Zalo 0981 084 636
Ví dụ minh họa về Hedging
Bạn có trong tài khoản chứng khoán 100 triệu đồng, bao gồm 80 triệu chứng khoán đang nắm giữ và 20 triệu tiền mặt (Giả sử các chứng khoán nắm giữ trong danh mục có mức độ rủi ro tương đương chỉ số VN30). Lúc này diễn biến thị trường khá tiêu cực và hoàn toàn có thể diễn biến xấu hơn nữa, để bảo vệ danh mục đang nắm giữ nên bạn quyết định Hedging bằng cách Short 1 hợp đồng phái sinh với giá trị ~ 18.2 triệu đồng tại mức giá 1.400 điểm của chỉ số VN30 với hệ số nhân 1 hợp đồng phái sinh là 100.000 đồng.
TH 1: nếu chỉ số VN30 sau đó tăng mạnh 5% từ 1.400 điểm lên 1.470 điểm | TH2: nếu chỉ số VN30 sau đó giảm mạnh 5% từ 1.400 điểm chỉ còn 1.333 điểm |
+ Giá trị cổ phiếu của bạn cũng sẽ tăng 5% lên 84 triệu, tương ứng lãi 4 triệu. + Trong khi trên phái sinh sẽ lỗ: (1400-1470)*1*100.000 = -7 triệu. | + Giá trị cổ phiếu của bạn sẽ giảm 5% xuống còn 76 triệu, tương ứng mất 4 triệu. + Trong khi trên phái sinh sẽ lãi: (1400-1333)*1*100.000 = +6.7 triệu |
Như vậy khi VN30 tăng 5% thì bạn sẽ mất 3 triệu. | Như vậy khi VN30 giảm 5% thì bạn không những không bị thiệt hại mà còn có lãi 2.7 triệu từ Hedging! |
CÔNG THỨC TÍNH SỐ LƯỢNG HỢP ĐỒNG CẦN SHORT
Số lượng hợp đồng = beta hiện tại*(Giá trị danh mục/Giá trị mỗi hợp đồng phái sinh)*tỷ lệ ký quỹ
Trong đó:
- Beta hiện tại là beta của danh mục đang nắm giữ. Beta là hệ số đo lường mức độ rủi ro của một cổ phiếu/danh mục cụ thể với mức độ rủi ro chung của thị trường chứng khoán. Beta càng cao thì khả năng sinh lãi của cổ phiếu càng tốt khi thị trường thuận lợi nhưng sẽ càng rủi ro khi thị trường có chuyển biến xấu.
- Giá trị thị trường danh mục là giá trị thị trường của danh mục đang nắm giữ.
- Giá trị mỗi hợp đồng phái sinh ở Việt Nam với tỷ lệ ký quỹ 13% của VPS với điểm số 1400 là tương đương 18.2 triệu đồng.
- Tỷ lệ ký quỹ là mức nhà đầu mong muốn vay ký quỹ công ty chứng khoán.

Ví dụ minh họa về phòng vệ danh mục hedging
Ví dụ trong danh mục nắm giữ của bạn đang có 3 cổ phiếu TCB, MWG và FPT có tỷ trọng nắm giữ bằng nhau, giá trị danh mục đang nắm giữ là 1 tỷ đồng, với giá trị beta so với VN30 trong 20 phiên gần nhất lần lượt là: 1,07, 1,33 và 1,34.
Beta hiện tại của toàn danh mục là (1,07 + 1,33 + 1,34)/3 = 1,25
Do đó, số lượng hợp đồng phái sinh bạn cần Short là: 1,25*(1.000.000.000/18.200.000) = 68 hợp đồng
Giá trị mỗi hợp đồng phái sinh tại VPS với tỷ lệ ký quỹ 13% là ~ 18.2 triệu đồng.
Nếu bạn muốn vay ký quỹ tỷ lệ tối đa 13% thì số hợp đồng cần Short là: 68*13% = 9 hợp đồng
Tổng kết
Rủi ro là một phần không tránh khỏi khi đầu tư. Trên đây là những kiến thức cơ bản mà chúng tôi cung cấp về Hedging – phòng ngừa rủi ro đầu tư
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư nhận thức tốt hơn về phòng vệ và có thể tự bảo vệ lợi ích cho mình trong giao dịch để có thể mang lợi nhuận về cho mình. Nắm chắc được hedging là gì và những chiến lược hedging trong đầu chứng khoán sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà đầu tư.
Mở tài khoản chứng khoán VPS – Tham gia cùng Đầu Tư Từ Đâu để luôn được cập nhật các cổ phiếu khỏe nhất thị trường
Xem chi tiết Quyền lợi khi mở tài khoản chứng khoán VPS với Đầu Tư Từ Đâu
Folllow chuyên gia của chúng tôi
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Khóa học đầu tư thực chiến online miễn phí
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư với chuyên gia
