Chăm sóc sức khỏe đặc biệt – ảnh hưởng tài chính

70% những người chăm sóc sức khỏe đặc biệt cho người thân thừa nhận rằng, họ đã và đang thực hiện những nhiều điều dưới đây:

  • Điều chỉnh thói quen và lợi ích cần thiết: Thời gian, công việc, thu nhập… đổi lại dành nhiều thời gian hơn cho người thân. 
  • Thay đổi ít, nhiều trong sinh hoạt gia đình phù hợp với hoàn cảnh mới (sửa sang lại nhà cửa, phòng ở, phòng tắm, mua xe lăn, các thiết bị sức khỏe khẩn cấp…)
  • Điều chỉnh lại ngân sách chi tiêu, giảm dần các chi tiêu không thiết yếu, thanh toán bớt các khoản nợ, nâng dần ngân sách dành cho hưu trí và sức khỏe.
  • Xoay xở từ các nguồn khác: lương hưu của cha mẹ, tiền thuê nhà, tiền tiết kiệm của cha mẹ, hỗ trợ tài chính khác từ anh chị em….

Chi phí chăm sóc sức khỏe đặc biệt ở Việt Nam?

chi phí chăm sóc sức khoẻ đặc biệt ở Việt Nam

Trong 4 hạng mục, bạn chỉ có thể chủ động mục số 3 : tự chăm sóc cơ bản người thân (với mức chi phí  trung bình12 triệu đồng/tháng).

3 hạng mục còn lại bạn chỉ có cách chuẩn bị đầy đủ quỹ dự phòng tài chính từ trước, hoặc tìm kiếm các nguồn tài chinh mới , đáp ứng các nhu cầu: phẫu thuật, thuốc thang, các chi phí chăm sóc nâng cao.

Chi phí chăm sóc y tế ảnh hưởng tới tài chính gia đình như thế nào?

Gánh vác nghĩa vụ chăm sóc đặc biệt cha mẹ, nếu một mình bạn cáng đáng, thực sự quá vất vả, bởi vì bên cạnh đó, bạn vẫn cần duy trì công việc, cuộc sống gia đình riêng: vợ và con, vẫn cần chi trả các chi tiêu thiết yếu cho tổ ấm, thực hiện các ưu tiên khác của cuộc sống như tích lũy hưu trí….

Khi thực hiện trách nhiệm chăm sóc sức khỏe người thân (cha hoặc mẹ), bạn và các thành viên gia đình cần tính toán rất nhiều yếu tố, cân nhắc phương án tài chính, dựa trên các ưu tiên sau:

1. Xem xét bố mẹ có bảo hiểm xã hội hay không

Hiện tại 40% người Việt Nam khi về hưu có bảo hiểm xã hội, mức bình quân họ nhận từ 4triệu/tháng). Nếu có thì đây là khoản hỗ trợ cố định giúp trang trải ít nhiều, một phần chi phí.

2. Kiểm tra lại bảo hiểm y tế xem quyền lợi của bố mẹ là đối tượng được hưởng 100%, 95% hay 80%

Với tình trạng sức khỏe như vậy liệu có khám chữa bệnh đúng tuyến được không hay phải chuyển lên các bệnh viện tuyến trên, ở kịch bản đó tiền khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế sẽ giảm đi. Cân nhắc nguồn ở đâu để bù vào và trang trải trong trường hợp này.

3. Cha mẹ còn có nguồn thu (tiền thuê nhà, chăn nuôi,…) hay tài sản khác (bất động sản, xe cộ..).

Bàn bạc với người thân, lên lộ trình cơ cấu các tài sản (bán, giảm bớt tài sản, ưu tiên nắm giữ tiền mặt), đảm bảo 4 hạng mục chi phí chăm sóc ở trên, trong một khoảng thời gian 3-5 năm, sau đó tiếp tục cơ cấu tài sản này theo diễn biến sức khỏe.

4. Nếu bạn được anh chị em ủy thác công việc chăm sóc, lên chi tiết các khoản chi cho sức khỏe và thông báo mọi người cùng tham gia đóng góp.

Trong trường hợp chi phí chia đều các thành viên, bạn là người chịu thiệt thòi nhất, vì là người đại diện, áp lực thời gian, cuộc sống, cơ hội…. Nếu thu nhập của bạn không quá dồi dào, đừng ngại, hãy chia sẻ để mọi người cảm thông và ưu tiên bạn hỗ trợ bạn. Khi anh, chị, em bạn là người được phân công nhận trách nhiệm này, hãy lưu tâm,bù đắp cho họ về vật chất, tinh thần, vì xét cho cùng, họ cũng vì cha mẹ, vì bạn mà hi sinh nhiều thứ.

5. Tăng cường tiết kiệm

Nếu bạn chưa dành ưu tiên tích lũy cho mục đích hưu trí và chăm sóc sức khỏe, hãy làm ngay vì thời gian không đợi bạn, việc chăm sóc sức khỏe đặc biệt cho cha mẹ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, hãy trả bớt các khoản nợ, giảm các khoản chi phí không cần thiết.  

6. Tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đặc biệt ở địa phương

Nếu bạn ở xa hàng trăm cây số, anh chị em không ai ở gần, lựa chọn phù hợp là tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe đặc biệt ở địa phương, trả tiền định kỳ. Cho dù trong hoàn cảnh này, tích lũy và sử dụng quỹ dự trữ tài chính ngay từ bây giờ là việc không ai làm thay cho bạn.

7. Không nên phá bỏ chương trình tích luỹ hưu trí đang thực hiện

Nên nhớ trong mọi điều kiện, không nên phá bỏ chương trình tích lũy hưu trí đang thực hiện để cung cấp tài chính cho chăm sóc sức khỏe cha mẹ, một ngày nào đó bạn sẽ cần đến chương trình hưu trí, khi đó bạn lại là gánh nặng cho con cái. Không nên nghỉ việc để chăm sóc cha mẹ, cuộc sống của gia đình riêng của bạn vẫn tiếp diễn, vẫn cần thu nhập của bạn duy trì trạng thái cân bằng dài hạn.

Tác động của chi phí chăm sóc sức khỏe tới tài chính gia đinh là khá lớn, ảnh hưởng cả vật chất và tinh thần, trong thời gian dài, mức độ như thế nào sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh và sự chuẩn bị của mỗi người. Chủ động tiết kiệm cho mục tiêu hưu trí và sức khỏe, ngay từ khi bạn còn trung niên là cách phù hợp và thông minh để đối mặt với điều đó. Có thể bố mẹ, người thân sẽ cần đến, hoặc trong tương lai, người sử dụng sẽ là chính bạn mà không đem lại gánh nặng cho con cái.

Mở tài khoản chứng khoán VPS để đồng hành cùng Đầu Tư Từ Đâu