Hiệu ứng “Sell in May and Go Away” là gì

Khái niệm “Sell in May and Go Away”

“Sell in May and go away” là một câu nói nổi tiếng trong giới tài chính. Nó đề cập đến cổ phiếu trên thị trường từ tháng 5 đến tháng 10 thường có hiệu suất sinh lời rất kém. Các mô hình theo dõi được áp dụng cho các chỉ số chứng khoán lớn ở Mỹ như DJIA hay S&P 500 đều cho một kết quả tương tự. Cụ thể với S&P 500 kể từ năm 1990, mức sinh lời trung bình trong giai đoạn “Sell in May” chỉ dừng ở mức 2% trong khi thời gian còn lại cổ phiếu toàn thị trường tăng đến 7%. Đối với thị trường Việt Nam, hiện tượng “Sell in May” không được biểu hiện rõ ràng do thị trường chưa quá phát triển về cả thời gian lẫn quy mô.

Các giả thuyết xoay quanh hiện tượng “Sell in May and Go Away”

Ban đầu có giả thiết cho rằng chu kỳ suy thoái theo thời vụ này của cổ phiếu là do đây là thời điểm bắt đầu mùa vụ mới của ngành nông nghiệp. Nhưng giả thiết này đã bị loại bỏ khi mà giờ đây tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế đã suy giảm.

Một giả thiết khác giải thích hiện tượng “Sell in May” vẫn tồn tại do đây là lúc các công ty khai báo tài chính, khiến cho họ cần tiền để chi trả lương thưởng cho nhân viên và nộp thuế thu nhập kể ngay sau đó. Đây có thể là nguyên nhân khiến cổ phiếu bị bán mạnh kể từ tháng 5.

Hiện tượng “Sell in May and Go Away” có đáng tin không?

Tuy đây là một hiện tượng phổ biến, nhưng không có gì có thể chắc chắn là hiện tượng này sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai. Nếu có nhiều nhà đầu tư vẫn tin vào hiện tượng ‘’Sell in May” thì nó vẫn sẽ tiếp tục tồn tại. Theo đó các nhà đầu tư sẽ cố gắng bán vào tháng 4 và đặt giá để mua lại cổ phiếu trước vào tháng Mười. Có thể nói niềm tin vô căn cứ của nhà đầu tư là thứ khiến “Sell in May” tiếp tục tồn tại.

Tuy vậy, hiện tượng “Sell in May” trong những năm gần đây đã bắt đầu ít xuất hiện hơn. Trên thực tế, kể từ năm 2011, thời điểm tháng 5 cho đến giữa năm thị trường luôn ghi nhận mức tăng trưởng trung bình đạt 3.8% và không ghi nhận sự sụt giảm nào đáng kể. Cá biệt, vào năm 2020, khi thị trường chứng khoán rớt mạnh 34% từ tháng 2 – tháng 3 do ảnh hưởng từ Covid-19. Ngay sau đó, thị trường có sự bật tăng đáng kể 12.4% kể từ tháng 5 – tháng 10. Tóm lại, trong quá khứ hiện tượng “Sell in May” có tác động không thể phủ nhận, nhưng khả năng dự đoán của nó là không đáng tin cậy.

Chào các bạn, tôi là Đỗ Hoàng Quân. Tôi tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2007. Trải qua nhiều chu kỳ, tôi am hiểu quy luật vận động của thị trường và xây dựng cho mình những nguyên tắc quan trọng để có thể kiếm tiền bền vững trên thị trường chứng khoán. Tìm hiểu thêm về tôi tại đây.

anh Quan

Đăng ký mở tài khoản chứng khoán

Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư Miễn phí

Mở app Zalo, scan để tham gia nhóm tư vấn của E-Broker hoặc kết bạn với admin qua SĐT 0981 333 743

Đọc nhiều nhất

Chuyên mục