Mua cổ phiếu nào ngành Ngân hàng năm 2023?

1. Bối cảnh ngành Ngân hàng hiện nay

  • NHNN đã ban hành các quyết định cắt giảm lãi suất từ mức đỉnh của tháng 10/2022, có hiệu lực ngay lập tức gồm: giảm LS tái cấp vốn từ 6% còn 5.5%, lãi suất tái chiết khấu từ 4.5% xuống 3.5%. Lãi suất cho vay thị trường liên ngân hàng cũng giảm xuống mức 6%.
  • Lãi suất huy động của các ngân hàng cũng đã giảm so với mức đỉnh lãi suất của năm 2022, lần lượt là 0.5% cho kỳ hạn dưới 1 tháng, 5.5% là tối đa cho kỳ hạn 1 – 6 tháng và 9% cho các kỳ hạn 12 – 36 tháng.
  • Nghị định 08/2023 – NĐCP đã giúp thị trường trái phiếu bớt căng thẳng. Kết quả thu về ban đầu là khả quan khi lượng trái phiếu trước hạn được các doanh nghiệp thanh toán đạt 210 nghìn tỷ cho cả năm 2022 và 15 nghìn tỷ sau 2 tháng đầu năm 2023. Điều này giúp áp lực nợ xấu và rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng được giải tỏa.
  • Sự kiện các ngân hàng quốc tế như SVB, Signature Bank (Mỹ) và Credit Suisse đang dấy lên lo ngại về sức khỏe của hệ thống tài chính.

2. Tiềm năng ngành Ngân hàng

  • Triển vọng lợi nhuận giữa các nhóm ngân hàng sẽ có sự phân hóa, trong đó các ngân hàng có tỷ trọng bán lẻ cao và chất lượng tài sản tốt vẫn sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao hơn trung bình ngành.
  • Nhóm Ngân hàng đang ở vùng giá hấp dẫn cho dài hạn. Giá cổ phiếu ngành Ngân hàng đã có sự hồi phục tốt từ tháng 11/2022 đến 1/2023 với những thông tin tích cực từ room tín dụng mới, kết quả kinh doanh quý 4 vẫn khả quan và vấn đề thanh khoản tạm thời đã được kiểm soát, 1 số ngân hàng được xem xét nâng room ngoại.
  • Lãi suất huy động giảm là một tín hiệu tốt, giúp giảm áp lực về chi phí cho vay của ngân hàng.
  •  Các chỉ số thanh khoản của các ngân hàng đang được cải thiện. Tuy nhiên nợ xấu toàn hệ thống được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong năm 2023.

3. Những cổ phiếu Ngân hàng chú ý

  • Những ngân hàng có tỷ trọng bán lẻ và tỷ lệ CASA cao sẽ có khả năng chống chọi với việc NIM bị thu hẹp. Hiện VIBACB là hai ngân hàng có tỷ trọng bán lẻ cao nhất trong danh sách theo dõi lần lượt ở mức 87% và 64%. VietinBank, VPBank, TPBank và MBBank cũng nâng tỷ trọng bán lẻ.
  • ACB: Ngân hàng ACB có năng lực quản trị rủi ro tốt khi có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất trong số các ngân hàng thương mại. Đây cũng là ngân hàng có tỷ trọng cho vay cá nhân lớn với biên lợi nhuận cao. Ngân hàng này cũng ghi điểm khi không nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp ở hiện tại.
  • VIB: Ngân hàng có động lực tăng trưởng tốt từ mảng cho vay bán lẻ. Nhờ cho vay bán lẻ và kiểm soát rủi ro tốt, nên biên lợi nhuận của VIB vẫn có sự tăng nhẹ trong khi toàn ngành ghi nhận giảm vì vĩ mô xấu. Ngoài ra, thu nhập ngoài lãi của VIB cũng ghi nhận tăng và duy trì được tỷ lệ ROE ấn tượng.
  •  STB cũng sở hữu vị thế tốt trong cho vay bán lẻ, độ phủ chi nhánh đứng thứ 5 toàn ngành.  Các khoản cho vay bán lẻ (đặc biệt là cho vay hộ gia đình và doanh nghiệp vừa và nhỏ) sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cho Sacombank trong năm 2023. Câu chuyện trái phiếu VAMC đặt mục tiêu xử lý dứt điểm trong năm 2023 sẽ đem lại mức tăng trưởng lợi nhuận vượt trội.

>> Cập nhật diễn biến thị trường và các cổ phiếu đáng chú ý hàng ngày tại Nhận định thị trường

Nguồn: Đầu tư từ đâu

Chào các bạn, tôi là Đỗ Hoàng Quân. Tôi tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2007. Trải qua nhiều chu kỳ, tôi am hiểu quy luật vận động của thị trường và xây dựng cho mình những nguyên tắc quan trọng để có thể kiếm tiền bền vững trên thị trường chứng khoán. Tìm hiểu thêm về tôi tại đây.

anh Quan

Đăng ký mở tài khoản chứng khoán

Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư Miễn phí

Mở app Zalo, scan để tham gia nhóm tư vấn của E-Broker hoặc kết bạn với admin qua SĐT 0981 333 743

Đọc nhiều nhất

Chuyên mục