Cách sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu tiết kiệm

Theo lẽ tự nhiên, chúng ta nên tiết kiệm càng sớm và càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên để lựa chọn mục tiêu và ưu tiên “tiết kiệm để làm gì” không phải là điều dễ dàng. Sau đây là những khuyến nghị được sắp xếp từ ưu tiên cao tới thấp.

mục tiêu tiết kiệm

Khoản dự trữ khẩn cấp

Nếu không có một khoản tiền dữ trữ khẩn cấp thì chỉ cần một vụ hỏng hóc xe cộ, mất việc hay một chuyến ghé thăm bệnh viện cũng có thể khiến bạn rơi vào vòng xoáy nợ nần.

Theo các chuyên gia tài chính, số tiền bạn nên bỏ ra để dự trữ cho các trường hợp khẩn cấp tối thiểu là 3 tháng chi tiêu. Đối với đa số các hộ gia đình, chúng ta nên nhắm tới mốc 6-9 tháng để có được bước đệm cho những tình huống nằm ngoài dự báo để với các thành viên.

Trả các khoản nợ lãi suất cao

Các khoản nợ có thể là một trong những cản trở lớn nhất trong những nỗ lực tiết kiệm của bạn và là chướng  ngại vật trong con đường hướng tới các mục tiêu tài chính. Hãy tập trung trả  tất cả những khoản nợ với lãi suất coa mà bạn đang có.

Lấy ví dụ về dư nợ thẻ tín dụng, thông thường sẽ có mức lãi suất rất cao từ 25-30% tháng nếu bạn không thanh toán hết dư nợ hàng tháng. Điều này cũng đồng nghĩa rằng thay vì gửi tiết kiệm, thì sử dụng số tiền đó để trả hết các khoản dư nợ thẻ tín dụng sẽ là lựa chọn khôn ngoan hơn.

Tích lũy hưu trí

Nếu bạn không được doanh nghiệp chi trả bảo hiểm xã hội, hãy cân nhắc việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc các sản phầm đầu tư hưu trí tự nguyện. 

Ngoài ra hãy bắt đầu tiết kiệm và đầu tư cho cuộc sống về hưu càng sớm càng tốt. Hãy xét ví dụ sau:

Đối với một khoản tiết kiệm có lãi suất 6%/năm, nếu bạn dành 5% khoản thu nhập 10 triệu đồng/tháng:

  • Từ năm 25 tuổi, đến tuổi về hưu là 62 tuổi bạn sẽ có khoản tiền là: 763.6 triệu đồng.
  • Ngược lại, nếu bạn bắt đầu tiết kiện từ năm 37 tuổi, thì năm 62 tuổi bạn sẽ có khoản tiền là: 329 triệu đồng.

Tiết kiệm cho các mục tiêu ngắn hạn

Các mục tiêu ngắn hạn có thể kéo dài từ 1-5 năm. Điều cần thiết là bạn phải nêu rõ các mục tiêu cụ thể, cũng như chi tiết số tiền cần phải bỏ ra, và khi nào bạn cần tới chúng. Từ đó, hãy lập kế hoạch bỏ ra số tiền tiết kiệm hàng tháng. Các mục tiêu ngắn hạn có thể bao gồm: Khoản tiền mua xe, số tiền gốc trước khi mua nhà trả góp, một kỳ nghỉ, đám cưới,…

Tiết kiệm cho việc học

Một chiếc bằng đại học hay thạc sĩ nước ngoài vẫn luôn đem lại giá trị lớn, những cá nhân có bằng đại học có thu nhập trung bình cao hơn 66% so với mặt bằng chung. Nhưng việc học đại học hay đi du học đang ngày càng đắt đỏ, và đo đó tiết kiệm sẽ là chìa khóa quan trọng.

Hãy ước lượng số tiền bạn cần để cho những đứa con học đại học, tính ra khoản tiền phải bỏ ra hàng tháng, và đảm bảo rằng việc tiết kiệm này không ảnh hưởng đến những khoản tiết kiệm hưu trí hiện có.

Lập kế hoạch tiết kiệm

Những ưu tiên tiết kiệm của bạn có thể thay đổi theo thời gian, nhưng có một kế hoạch tiết kiệm cố định sẽ giúp bạn chuẩn bị cho những biến cố có thể xảy ra, và dẫn lối trên con đường đi tới những mục tiêu tài chính trong tương lai.

Xem thêm: 5 bước để bắt đầu tiết kiệm

Chào các bạn, tôi là Đỗ Hoàng Quân. Tôi tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2007. Trải qua nhiều chu kỳ, tôi am hiểu quy luật vận động của thị trường và xây dựng cho mình những nguyên tắc quan trọng để có thể kiếm tiền bền vững trên thị trường chứng khoán. Tìm hiểu thêm về tôi tại đây.

anh Quan

Đăng ký mở tài khoản chứng khoán

Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư Miễn phí

Mở app Zalo, scan để tham gia nhóm tư vấn của E-Broker hoặc kết bạn với admin qua SĐT 0981 333 743

Đọc nhiều nhất

Chuyên mục