[Cập nhật mới nhất 2023] Đánh giá BCTC cổ phiếu HDC (CTCP Phát triển Nhà Bà Rịa-Vũng Tàu)

Tác giả: Chuyên gia PTCB – Phạm Quốc Đạt

Về mặt kết quả kinh doanh

Nguồn: tổng hợp từ BCTC hợp nhất quý 2/2023 của HDC
  • Trong quý 2/2023, doanh thu bán hàng hợp nhất của HDC vẫn tiếp diễn đà giảm khi chỉ đạt 129 tỷ đồng, sụt giảm đến 66% so với cùng kỳ năm trước. Điều này kết hợp với kết quả thấp của quý đầu năm nên doanh thu lũy kế 6 tháng của Công ty đã giảm gần 61% so với cùng thời điểm năm 2022.
  • Về phương diện chi phí, giá vốn kinh doanh trong quý 2 cũng giảm tương đương với tốc độ giảm của doanh thu, kéo theo mức giảm 71,5% của lợi nhuận gộp. Ngoài ra, Công ty cũng tiết giảm tốt các khoản chi phí hoạt động khác như chi phí tài chính giảm 66% và chi phí bán hàng giảm 47,3%. Tuy nhiên điều này vẫn chưa bù đắp được sự sụt giảm của doanh thu trong kỳ. Kết quả là sau khi khấu trừ hết chi phí, lợi nhuận sau thuế ghi nhận trong quý 2/2023 của HDC chỉ ở mức 20,1 tỷ đồng, giảm mạnh đến 74,6% so với cùng kỳ năm 2022. Khi so với kế hoạch kinh doanh đã đề ra từ đầu năm thì Công ty mới chỉ hoàn thành 10,6% mục tiêu lợi nhuận của năm 2023.

Tình hình tài chính

Nguồn: tổng hợp từ BCTC hợp nhất quý 2/2023 của HDC

Về mặt tài sản

Kết thúc quý 2 năm 2023, tổng tài sản của HDC giữ ổn định và chỉ tăng nhẹ 2,8% so với đầu năm và đạt mức 4.546 tỷ đồng. Cơ cấu tài sản của HDC tiếp tục giữ cân băng giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Trong đó, hai khoản mục có tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của Công ty là hàng tồn kho (chiếm 25,4%) và tài sản dở dang dài hạn (chiếm 24%). Điều này phần nào cho thấy HDC đang có lượng dự án bất động sản đang triển khai, xây dựng khá nhiều, và sẽ là nguồn mang lại doanh thu trong tương lai khi các dự án này được bán và bàn giao cho khách hàng. Tuy vậy, cũng cần lưu ý về việc số dư các khoản phải thu của Công ty đang khá lớn, chiếm đến 24,5% tổng tài sản mà chủ yếu là phải thu ngắn hạn khách hàng, cho thấy Công ty vẫn đang bị chiếm dụng vốn và có thể gây ảnh hưởng không tốt đến dòng tiền.

Về mặt nguồn vốn

  • Tổng các khoản nợ phải trả HDC tại cuối quý 2/2023 là 2.679 tỷ đồng, tăng 4,7% so với hồi đầu năm cũng như đang chiếm tỷ trọng gần 59% trong tổng nguồn vốn. Đáng chú ý, phần lớn nợ phải trả của HDC là các khoản vay tài chính (ngân hàng, trái phiếu) với vay ngắn hạn là 660 tỷ đồng (chiếm 14,5% tổng nguồn vốn) và vay dài hạn là 1.015 tỷ đồng (chiếm 22,3% tổng nguồn vốn).
  • Tóm lại, cơ cấu vốn của HDC tại cuối quý 2 nói chung vẫn chưa phải là mất cân bằng khi tỷ lệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đang là 1,43 lần. Tuy vậy, mức độ thanh khoản và khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty chỉ ở mức tương đối đảm bảo chứ chưa phải là tốt (tỷ số thanh toán hiện hành = 1,42 lần, tỷ số thanh toán nhanh = 0,73 lần). Số dư tiền mặt và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn vẫn còn khá thấp so với các khoản nợ phải trả ngắn hạn của Công ty.

Tình hình dòng tiền

  • Trong 2 quý đầu năm 2023, lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh chính của HDC vẫn ở mức dương 15,8 tỷ đồng và đã điểm tích cực hơn so với mức âm đến 396,5 tỷ của cùng kỳ năm trước. Kết quả này chủ yếu đến từ việc Công ty đã quản trị tốt hơn các khoản công nợ phải thu của mình, phần nào giảm bớt tình trạng bị chiếm dụng vốn.
  • Mặt khác, HDC đã chi ròng  nhẹ 1,7 tỷ đồng cho hoạt động đầu tư với phần lớn là chi để đầu tư, góp vốn vào các đơn vị khác. Đồng thời, Công ty cũng chi ròng 15 tỷ cho hoạt động tài chính mà chủ yếu là tiền chi trả gốc các khoản nợ vay.

Tổng kết

Trong quý 2/2023, kết quả kinh doanh của HDC vẫn chưa cho thấy dấu hiệu khả quan. Thu từ hoạt động chính là kinh doanh bất động sản sụt giảm mạnh khi thị trường còn khó khăn, kéo theo tổng doanh thu hợp nhất giảm mạnh gần 62% so với cùng kỳ. Mặc dù Công ty đã tích cực tiết giảm các chi phí hoạt động nhưng vẫn không đủ để bù đắp cho sự đi xuống của doanh thu. Kết quả là lợi nhuận sau thuế quý 2 của HDC tiếp tục duy trì đà giảm và và đi xuống gần 75% so với quý 2/2022. Đồng thời kết quả doanh thu và lợi nhuận lũy kế 6 tháng đầu năm cũng chỉ mới thực hiện được một phần nhỏ so với kết hoạch kinh doanh của năm.

Tuy kết quả kinh doanh chưa được thuận lợi nhưng tình hình tài chính của HDC nói chung vẫn tương đối ổn định. Mặc dù số dư vay nợ khá cao, chủ yếu là vay ngân hàng nhưng cơ cấu vốn của HDC vẫn còn khá cân bằng, đòn bẩy tài chính chưa quá cao khi so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành bất động sản. Tổng tài sản vẫn có sự tăng trưởng, các dự án bất động sản dở dang tiếp tục được triển khai và đang chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của Công ty. Đây sẽ cơ cơ sở tốt để công ty ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trong tương lai khi các dự án được hoàn thành.


Cập nhật và đánh giá báo cáo tài chính quý 1/2023 của HDC

Kết quả kinh doanh

Nguồn: tổng hợp từ BCTC hợp nhất quý 1/2023 của HDC
  • Doanh thu từ hoạt động kinh doanh trong quý 1/2023 của HDC vẫn chưa cho thấy sự cải thiện và tiếp tục đà giảm từ các quý trước đó. Cụ thể, doanh thu hợp nhất quý này chỉ đạt 176,8 tỷ đồng, giảm đến 55,8% so với cùng kỳ năm trước.
  • Về phần chi phí, giá vốn kinh doanh trong quý cũng giảm tương đương với tốc độ giảm của doanh thu, kéo theo mức giảm 50% của lợi nhuận gộp. Chi phí bán hàng cũng được tiết giảm 48% trong bối cảnh daonh thu đi xuống. Nhưng ở chiều ngược lại, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn tăng khá mạnh, lần lượt là +26,4% và 25,7%. Vì vậy, sau khi khấu trừ hết chi phí, lợi nhuận sau thuế ghi nhận trong quý 1/2023 của HDC chỉ ở mức 31,5 tỷ đồng, giảm mạnh gần 68% so với cùng thời điểm năm 2022.

Tình hình tài chính

Nguồn: tổng hợp từ BCTC hợp nhất quý 1/2023 của HDC

Về mặt tài sản:

  • Trong quý đầu năm 2023, tổng tài sản của HDC giữ ổn định và chỉ tăng nhẹ 1,9% so với đầu năm và đạt mức 4.505 tỷ đồng. Cơ cấu tài sản của HDC tiếp tục giữ cân băng giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Trong đó, hai khoản mục có tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của Công ty là hàng tồn kho (chiếm 25,1%) và tài sản dở dang dài hạn (chiếm 24%). Điều này phần nào cho thấy HDC đang có lượng dự án bất động sản đang triển khai, xây dựng khá nhiều, và sẽ là nguồn mang lại doanh thu trong tương lai khi các dự án này được bán và bàn giao cho khách hàng. Tuy vậy, cũng cần lưu ý về việc số dư các khoản phải thu của Công ty đang khá lớn, chiếm đến 25% tổng tài sản mà chủ yếu là phải thu ngắn hạn khách hàng, cho thấy Công ty vẫn đang bị chiếm dụng vốn và có thể gây ảnh hưởng không tốt đến dòng tiền.

Về mặt nguồn vốn:

  • Tổng các khoản nợ phải trả HDC tại cuối quý 1/2023 là 4.505 tỷ đồng, tăng 2% so với hồi đầu năm cũng như đang chiếm tỷ trọng gần 58% trong tổng nguồn vốn. Đáng chú ý, phần lớn nợ phải trả của HDC là các khoản vay tài chính (ngân hàng, trái phiếu) với vay ngắn hạn là 768,5 tỷ đồng (chiếm 17% tổng nguồn vốn) và vay dài hạn là 935,8 tỷ đồng (chiếm 20,8% tổng nguồn vốn).
  • Tuy vậy, cơ cấu vốn của HDC tại cuối quý 1/2023 nhìn chung vẫn chưa phải là mất cân bằng khi tỷ lệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đang là 1,38 lần. Tuy vậy, mức độ thanh khoản và khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty chỉ ở mức tương đối đảm bảo chứ chưa phải là tốt (tỷ số thanh toán hiện hành = 1,41 lần, tỷ số thanh toán nhanh = 0,73 lần). Số dư tiền mặt và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn vẫn còn khá thấp so với các khoản nợ phải trả ngắn hạn của Công ty.

Tình hình dòng tiền

  • Trong quý 1/2023, lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh chính của HDC vẫn ở mức âm 23,5 tỷ đồng nhưng đã có phần tích cực hơn so với mức âm đến 251 tỷ của cùng kỳ năm trước. Kết quả này chủ yếu đến từ việc Công ty đã quản trị tốt hơn các khoản công nợ phải thu của mình, phần nào giảm bớt tình trạng bị chiếm dụng vốn.
  • Ngoài ra, hoạt động đầu tư trong quý này của HDC mang lại dòng tiền dương gần 10 tỷ, chủ yếu do thu hồi các khoản đầu tư dưới dạng tiền gửi ngân hàng. Đồng thời, do thiếu hụt dòng tiền từ hoạt động kinh doanh nên Công ty tiếp tục phải huy động thêm từ hoạt động tài chính, cụ thể là vay ngân hàng với số tiền ròng thu về là 14,1 tỷ đồng.

Tổng kết

Bước sang quý 1/2023, kết quả kinh doanh của HDC vẫn chưa cho thấy dấu hiệu tích cực. Thu từ hoạt động chính là kinh doanh bất động sản sụt giảm mạnh khi thị trường còn khó khăn, kéo theo tổng doanh thu hợp nhất giảm đến 52,2% so với cùng kỳ. Trong khi đó, gánh nặng từ một số chi phí kinh doanh vẫn tăng như chi phí tài chính và chi phí quản lý đã góp phần kéo lợi nhuận sau thuế quý này giảm gần 68% so với cùng thời điểm năm 2022.

Tuy kết quả kinh doanh chưa được thuận lợi nhưng tình hình tài chính của HDC nói chung vẫn tương đối ổn định. Mặc dù số dư vay nợ khá cao, chủ yếu là vay ngân hàng nhưng cơ cấu vốn của HDC vẫn còn khá cân bằng, đòn bẩy tài chính chưa quá cao khi so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành bất động sản. Tổng tài sản vẫn có sự tăng trưởng, các dự án bất động sản dở dang tiếp tục được triển khai và đang chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của Công ty. Đây sẽ cơ cơ sở tốt để công ty ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trong tương lai khi các dự án được hoàn thành.


Cập nhật và đánh giá báo cáo tài chính quý 4/2022 của HDC

Về mặt kết quả kinh doanh

Dựa vào các thông tin BCTC của HDC, có thể rút ra một số điểm đáng chú ý trong kết quả kinh doanh quý 4 và lũy kế cả năm 2022 của Công ty như sau:

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC hợp nhất quý 4/2022 của HDC
  • Doanh thu từ hoạt động kinh doanh trong quý 4/2022 của HDC quay đầu giảm mạnh hơn 60% so với cùng kỳ, trái ngược với các mức tăng trưởng khá tích cực trong 3 quý đầu năm. Từ đó, khiến cho doanh thu thuần lũy kế cả năm 2022 của Công ty giảm 4% so với năm 2021, đạt mức 1.298 tỷ đồng.
  • Đáng chú ý, doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2022 của HDC đạt 260 tỷ đồng, tăng đột biến so với chỉ 5,2 tỷ đồng của năm 2021. Kết quả này phần lớn đến từ khoản lãi 254,7 tỷ đồng do chuyển nhượng cổ phần tại một công ty liên kết của HDC.
  • Về mặt chi phí, chi phí tài chính trong năm 2022 của HDC tăng mạnh 192,5% so với năm 2021, chủ yếu do chi phí lãi vay trích lập dự phòng giảm giá khoản đầu tư ngắn hạn tăng cao. Các chi phí hoạt động khác của Công ty như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp có mức tăng vừa phải.
  • Tổng hợp lại, trong năm 2022, HDC ghi nhận lợi nhuận sau thuế ở mức 420,7 tỷ đồng, tăng 35,2% so với năm 2021. Tuy nhiên, khi so với kế hoạch kinh doanh của năm 2022 thì Công ty không đạt được mục tiêu về cả mặt doanh thu (hoàn thành 81%) lẫn lợi nhuận (hoàn thành 97,6%).

XEM THÊM:
Báo cáo tài chính là gì và các thành phần của báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính của công ty như thế nào?
Buổi 5 – Cách chọn doanh nghiệp tốt để đầu tư

Tình hình tài chính

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC hợp nhất quý 4/2022 của HDC

Về mặt tài sản

  • Tại thời điểm cuối năm 2022, tổng tài sản của HDC đạt gần 4.422 tỷ đồng, tăng khá mạnh 17,1% so với đầu năm. Cơ cấu tài sản của HDC đang khá cân băng giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Trong đó, hai khoản mục có tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của Công ty là hàng tồn kho (chiếm 24,7%) và tài sản dở dang dài hạn (chiếm 24,2%). Điều này phần nào cho thấy HDC đang có lượng dự án bất động sản đang triển khai, xây dựng khá nhiều, là nguồn mang lại doanh thu trong tương lai khi các dự án này được bán và bàn giao cho khách hàng.

Về mặt nguồn vốn

  • Tổng các khoản nợ phải trả HDC tại cuối quý 4/2022 là 2.558 tỷ đồng, tăng 11,6% so với thời điểm đầu năm và các khoản nợ đang chiếm 57,8% trong tổng nguồn vốn của Công ty. Đáng chú ý, phần lớn nợ phải trả của HDC là các khoản vay tài chính (ngân hàng, trái phiếu) với vay ngắn hạn là 721,8 tỷ đồng (chiếm 16,3% tổng nguồn vốn) và vay dài hạn là 968,5 tỷ đồng (chiếm 21,9% tổng nguồn vốn).
  • Cơ cấu vốn của HDC tại cuối năm 2022 nhìn chung vẫn đang khá cân bằng giữa vốn vay, nợ và vốn chủ sở hữu. Tuy vậy, mức độ thanh khoản và khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty chỉ ở mức tương đối đảm bảo chứ chưa phải là tốt (tỷ số thanh toán hiện hành = 1,43 lần, tỷ số thanh toán nhanh = 0,74 lần). Số dư tiền mặt và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn vẫn còn khá thấp so với các khoản nợ phải trả ngắn hạn của Công ty.

Tình hình dòng tiền

  • Trong năm 2022, hoạt động kinh doanh của HDC thu ròng về 88,9 tỷ đồng, cải thiện mạnh so với mức âm 309 tỷ đồng của năm 2021. Kết quả này đến từ việc lợi nhuận ghi nhận trong năm 2022 tăng, cộng với lượng hàng tồn kho mà Công ty nắm giữ đã giảm đáng kể từ đầu năm.
  • Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư của HDC trong năm 2022 ghi nhận ở mức âm 484,6 tỷ đồng, chủ yếu do chi tiền để góp vốn vào đơn vị khác. Ngoài ra, Công ty đã tích cực huy động tiền thông qua hoạt động tài chính mà chủ yếu là vay ngân hàng và thu ròng về 345,6 tỷ đồng.
  • Tổng hợp lại, tổng lưu chuyển tiền thuần trong năm 2022 của HDC ở mức âm 50 tỷ đồng, khiến cho số dư và tương đương tiền cuối năm 2022 chỉ là 11,5 tỷ đồng, giảm mạnh 81% so với thời điểm đầu năm.

Nhận xét

Trong quý 4/2022, do tình hình khó khăn chung của thị trường bất động sản nên doanh thu của HDC sụt giảm mạnh so với cùng kỳ, điều này đã làm đảo ngược những kết quả tích cực của ba quý đầu năm, khiến cho doanh thu lũy kế của cả năm 2022 giảm 4% so với năm 2021. Mặc dù Công ty vẫn ghi nhận lợi nhuận sau thuế năm 2022 tăng 35% so với cùng kỳ nhưng mức tăng này lại chủ yếu đến từ lãi của hoạt động tài chính (bán vốn tại công ty liên kết) chứ không phải từ tăng trưởng của mảng hoạt động cốt lõi (kinh doanh bất động sản).

Tình hình tài chính của HDC nói chung vẫn tương đối ổn định. Mặc dù số dư vay nợ khá cao, chủ yếu là vay ngân hàng nhưng cơ cấu vốn của HDC vẫn còn khá cân bằng, đòn bẩy tài chính chưa cao. Tổng tài sản tăng trưởng tốt, các dự án bất động sản dở dang tiếp tục được triển khai và đang chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của Công ty. Đây sẽ cơ cơ sở tốt để công ty ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trong tương lai khi các dự án được hoàn thành.

Mở tài khoản chứng khoán VPS để đồng hành cùng Đầu Tư Từ Đâu và luôn được cập nhật các mã cổ phiếu khỏe nhất thị trường

Xem chi tiết Quyền lợi khi mở tài khoản chứng khoán VPS với Đầu Tư Từ Đâu


Cập nhật và đánh giá báo cáo tài chính quý 3 của HDC

Về mặt kết quả kinh doanh

Dựa trên BCTC của HDC, có thể rút ra một số điểm đáng chú ý trong kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm 2022 của Công ty như sau:

kết quả kinh doanh quý 3.2022 HDC
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC quý 3 của HDC
  • Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh trong quý 3/2022 của HDC ghi nhận ở mức 344,2 tỷ đồng, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực từ hai quý đầu năm. Ngoài ra, do giá vốn hàng bán tăng chậm hơn so với doanh thu nên lợi nhuận gộp tăng khá mạnh (+31,6%) và biên lợi nhuận gộp cũng được cải thiện đáng kể. Tuy vậy, các chi phí hoạt động trong kỳ của Công ty đồng loạt tăng mạnh so với cùng kỳ nên lợi nhuận sau thuế quý 3 chỉ tăng 8,3% so với cùng kỳ, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận đã chậm lại khi so với 2 quý trước.
  • Kết quả lũy kế 9 tháng đầu năm của HDC có phần tích cực hơn khi doanh thu vẫn có mức tăng trưởng tốt (+22,2%), tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cũng khả quan hơn, đạt 18,8% do được bù đắp bởi mức tăng cao của hai quý đầu năm. So với kế hoạch kinh doanh của năm 2022 thì sau 9 tháng HDC đã hoàn thành 59% chỉ tiêu doanh thu và 58% chỉ tiêu lợi nhuận.

Tình hình tài chính

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC quý 3 của HDC

Về mặt tài sản

  • Tại cuối quý 3/2022, giá trị tổng tài sản của HDC đạt mức 4.622 tỷ đồng và tăng khá mạnh (+22,4%) so với thời điểm đầu năm. Về mặt cơ cấu, các loại tài sản ngắn hạn chiếm đa số với 67,2% tổng tài sản của HDC. Cụ thể hơn, hàng tồn kho và tài sản dở dang dài hạn đang là hai khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản với lần lượt 38,6% và 21,5%. Chiếm phần lớn trong hai khoản mục trên là giá trị của các bất động sản dở dang, cho thấy Công ty có lượng dự án đang được triển khai khá dồi dào, hứa hẹn mang về doanh thu đáng kể trong tương lai. Ngoài ra, các khoản phải thu (chủ yếu là phải thu khách hàng ngắn hạn) đã tăng khá mạnh kể từ đầu năm và đang có tỷ trọng cao trong tài sản của HDC.

Về mặt nguồn vốn

  • Tổng các khoản nợ phải trả của HDC tại thời điểm cuối quý 3 ở mức 2.930 tỷ đồng, tăng mạnh (27,8%) kể từ đầu năm và chiếm gần 63,4% trong tổng nguồn vốn của Công ty. Cụ thể hơn, các khoản vay ngân hàng đang chiếm hơn một nửa số dư nợ phải trả của HDC và đã tăng đáng kể so với mức đầu năm (vay ngắn hạn tăng 43%, vay dài hạn tăng 17%). Có thể số nợ vay ngân hàng này đang được Công ty sử dụng để tài trợ cho các dự án bất động sản đang được triển khai của mình.
  • Cơ cấu vốn của HDC nhìn chung chưa phải là quá mất cân bằng, nợ phải trả đang gấp 1,73 vốn chủ sở hữu, tuy nhiên mức đòn bẩy tài chính này vẫn chưa phải là quá cao khi so với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản khác. Các chỉ số về thanh khoản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đang ở mức tương đối đảm bảo nhưng chưa phải là quá tốt (tỷ số thanh toán hiện hành = 1,58 lần, tỷ số thanh toán nhanh = 0,67 lần).

Tình hình dòng tiền

  • Điểm đáng chú ý nhất trong tình hình dòng tiền của HDC đến từ việc dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 9 tháng đầu năm âm 350 tỷ đồng mặc dù kết quả lợi nhuận trong kỳ của HDC khá tích cực. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu đến từ việc Công ty tiếp tục triển khai các dự án bất động sản làm cho lượng hàng tồn kho tăng khá mạnh cộng với dòng tiền cũng bị chiếm dụng bởi các đối tác khi các khoản phải thu tăng nhanh.
  • Do thiếu hụt dòng tiền từ hoạt động kinh doanh nên HDC đã phải tăng cường huy động từ hoạt động tài chính mà cụ thể là vay ngân hàng (thu ròng 365 tỷ đồng) và một phần nhỏ từ phát hành thêm cổ phiếu.

Nhận xét

Kết quả kinh doanh của HDC trong quý 3 cũng như 9 tháng đầu năm 2022 có thể được coi là tích cực. Doanh thu duy trì được mức tăng trưởng trên 20%, bù đắp được mức tăng của các loại chi phí giúp cho lợi nhuận sau thuế lũy kế 9 tháng của Công ty có được mức tăng gần 19% so với cùng kỳ. Tuy vậy, Công ty mới chỉ hoàn thành 58% chỉ tiêu lợi nhuận của năm 2022 nên để hoàn thành kế hoạch lợi nhuận của năm 2022 thì HDC vẫn sẽ phải rất nỗ lực trong quý 4.

Ngoài ra, tình hình tài chính của HDC nhìn chung vẫn có sự hợp lý và ổn định. Tổng tài sản tăng trưởng tốt, các dự án bất động sản dở dang tiếp tục được triển khai và đang chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của Công ty. Đây sẽ cơ cơ sở tốt để công ty ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trong tương lai khi các dự án được hoàn thành. Tuy nhiên, do tăng cường đầu tư vào các dự án nên dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Công ty đang không đáp ứng đủ, dẫn đến phải tăng cường vay nợ ngân hàng.

Chào các bạn, tôi là Đỗ Hoàng Quân. Tôi tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2007. Trải qua nhiều chu kỳ, tôi am hiểu quy luật vận động của thị trường và xây dựng cho mình những nguyên tắc quan trọng để có thể kiếm tiền bền vững trên thị trường chứng khoán. Tìm hiểu thêm về tôi tại đây.

anh Quan

Đăng ký mở tài khoản chứng khoán

Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư Miễn phí

Mở app Zalo, scan để tham gia nhóm tư vấn của E-Broker hoặc kết bạn với admin qua SĐT 0981 333 743

Đọc nhiều nhất

Chuyên mục