Cơ cấu vốn của doanh nghiệp là gì và ý nghĩa trong phân tích cơ bản

Trong lĩnh vực kinh doanh, cơ cấu vốn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sự ổn định và khả năng tăng trưởng của một doanh nghiệp. Bài viết này sẽ giải thích cơ cấu vốn là gì, cung cấp những thông tin cơ bản về các thành phần của cơ cấu vốn, và nhấn mạnh ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Cơ cấu vốn là gì

Cơ cấu vốn (Capital Structure) là khái niệm dùng để chỉ cơ cấu và tỷ lệ các loại vốn thành phần hợp thành tổng nguồn vốn mà doanh nghiệp dùng để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình. Vốn của doanh nghiệp đến từ hai nguồn là vốn chủ sở hữu (bao gồm vốn góp, vốn cổ phần, lợi nhuận giữ lại…) và vốn nợ (bao gồm các khoản nợ phải trả, tiền vay ngắn hạn và dài hạn).

cơ cấu vốn của doanh nghiệp

Cơ cấu vốn của doanh nghiệp được thể hiện thông qua các chỉ số tài chính như:

  • Hệ số nợ = Tổng nợ, vay phải trả / Tổng nguồn vốn
  • Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu =  Tổng nợ, vay phải trả / Tổng vốn chủ sở hữu

XEM THÊM:
6 Tỷ lệ tài chính quan trọng khi phân tích cơ bản một doanh nghiệp
Tài liệu phân tích cơ bản chứng khoán cho người mới bắt đầu
Báo cáo tài chính là gì và các thành phần của báo cáo tài chính
Các nhóm chỉ số tài chính quan trọng trong phân tích cơ bản

Các thành phần của cơ cấu vốn

  • Vốn chủ sở hữu (equity capital): Đại diện cho số tiền mà chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu được biểu thị bằng cổ phiếu hoặc phần vốn góp trong trường hợp doanh nghiệp là một công ty trách nhiệm hữu hạn.
  • Vốn vay (debt capital): Đại diện cho số tiền mà doanh nghiệp vay từ các nguồn bên ngoài, chẳng hạn như ngân hàng hoặc các nhà đầu tư. Vốn vay thường được thể hiện qua các khoản vay, trái phiếu, hoặc khoản nợ.
  • Vốn dự trữ (reserve capital): Đại diện cho phần lợi nhuận tích luỹ của doanh nghiệp sau khi đã trích lập các khoản dự phòng, chi trả cổ tức và thuế. Vốn dự trữ cung cấp sự ổn định và khả năng chống chịu rủi ro cho doanh nghiệp.

Ý nghĩa của cơ cấu vốn

ý nghĩa của cơ cấu vốn

Xác định cơ cấu nguồn vốn hợp lý là một trong những quyết sách về tài chính quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp do cơ cấu vốn sẽ ảnh hưởng đến những vấn đề sau:

– Cơ cấu vốn trước hết ảnh hưởng đến tính ổn định và an toàn tài chính của doanh nghiệp. Ví dụ, nếu doanh nghiệp sử dụng quá nhiều vốn từ nguồn đi vay, nợ thì có thể sẽ gặp nhiều áp lực trả nợ khi các khoản vay đến hạn, cũng như sẽ khó huy động thêm các khoản vay và phải chịu lãi suất vay cao hơn.

– Cơ cấu nguồn vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh cũng như các chỉ số tài chính quan trọng của doanh nghiệp. Cụ thể, các doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn vay nợ sẽ phần nào được hưởng lợi về thuế khi các khoản lãi đi vay sẽ được trừ khỏi thu nhập chịu thuế làm cho số thuế nhập doanh nghiệp phải nộp giảm đi. Ngoài ra khi việc sử dụng đòn bẩy tài chính cao, vay nợ nhiều có thể giúp cải thiện mạnh mẽ các chỉ số tài chính như tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE), lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS)…

– Ngoài ra, cơ cấu vốn cũng là một trong các yếu tố quan trọng để xác định chi phí vốn bình quân (WACC) của doanh nghiệp. WACC thường được sử dụng để tính toán và đánh giá hiệu quả các các dự án, hoạt động động tư của công ty.

THAM GIA NHÓM TƯ VẤN trong phiên giao dịch

Tham gia nhóm Tư vấn của Đầu Tư Từ Đâu (E-Broker) để được admin tư vấn điểm mua/điểm bán có lợi nhất. Bấm tham gia nhóm TẠI ĐÂY.


Hoặc mở app Zalo, quét mã QR để tham gia nhóm Tư vấn đầu tư miễn phí.
Kết bạn với admin qua Zalo 0981 084 636

Mở tài khoản chứng khoán VPS để đồng hành cùng Đầu Tư Từ Đâu

Chào các bạn, tôi là Đỗ Hoàng Quân. Tôi tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2007. Trải qua nhiều chu kỳ, tôi am hiểu quy luật vận động của thị trường và xây dựng cho mình những nguyên tắc quan trọng để có thể kiếm tiền bền vững trên thị trường chứng khoán. Tìm hiểu thêm về tôi tại đây.

anh Quan

Đăng ký mở tài khoản chứng khoán

Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư Miễn phí

Mở app Zalo, scan để tham gia nhóm tư vấn của E-Broker hoặc kết bạn với admin qua SĐT 0981 333 743

Đọc nhiều nhất

Chuyên mục