Buổi 9 – Cách xác định điểm mua/ bán cổ phiếu đơn giản nhất

Xác định điểm mua/điểm bán là hoạt động quan trọng hàng đầu trong quá trình đầu tư. Xác định điểm mua bán chính xác, nhà đầu tư sẽ tối ưu được lợi nhuận và quản trị rủi ro hiệu quả. Xem chi tiết cách xác định điểm mua bán chính xác trong bài viết dưới đây:

Video buổi 9: Cách xác định điểm mua/điểm bán đơn giản nhất

Quy trình xác định điểm mua/ bán cổ phiếu

xác định điểm mua bán cổ phiếu

Việc phân tích kỹ thuật trải qua quy trình 5 bước:

  • Thứ nhất là xác định xu hướng giá cổ phiếu: định hình được giá cổ phiếu đang trong xu hướng Tăng, Giảm hay Đi Ngang.
  • Thứ hai là xác định nền giá: nền giá tích lũy hiện tại là nền giá nhỏ hay nền giá lớn
  • Thứ ba là xác định mẫu hình giá: diễn biến giá hiện tại đang thuộc mẫu hình nào, có đáng tin cậy không?
  • Thứ tư là: 2 cách mua phổ biến trong phân tích kỹ thuật để xác định điểm vào tốt nhất.
  • Thứ năm là cách bán cắt lỗ và chốt lời.

1. Xác định xu hướng

xác định xu hướng để mua

Phương pháp đầu tư theo đà tăng trưởng cũng có thể hiểu là phương pháp mua những cổ phiếu đang có đà tăng trong trung & dài hạn, tận dụng các nhịp điều chỉnh trong ngắn hạn để tìm điểm vào hợp lý.

Xu hướng dài hạn: được xác định bằng tín hiệu đường trung bình 50 ngày cắt lên đường trung bình 200 ngày.

ví dụ xác định xu hướng

Xu hướng trung hạn: được xác định bằng tín hiệu đường trung bình 5 tuần cắt lên đường trung bình 20 tuần hoặc đường trung bình 20 ngày cắt lên đường trung bình 100 ngày

ví dụ xác định xu hướng trung hạn

2. Xác định nền giá

xác định nền giá

Việc xác định nền giá dựa vào 2 yếu tố chính là: độ sâu của nhịp rũ bỏ ngắn hạn và thời gian tích lũy của nền giá. Yêu cầu bắt buộc của nền giá là phải xuất hiện nhịp rũ bỏ khi đường trung bình 5 ngày MA5 cắt xuống đường trung bình 20 ngày MA20. Sự khác nhau giữa nền giá lớn và nhỏ nằm ở thời gian tích lũy:

  • Nền giá lớn: yêu cầu thời gian tích lũy từ 2 tháng đến 6 tháng.
  • Nền giá nhỏ: thời gian tích lũy thường từ 2 tuần đến 2 tháng.

3. Xác định mẫu hình

Việc xác định mẫu hình nhằm mục đích tìm được vùng kháng cự quan trọng ở hiện tại.

xác định mẫu hình

Có 2 dạng mẫu hình chính:

Mẫu hình 1 đáy: giá tạo đáy rất nhanh rồi bật tăng hoặc có đáy thứ 2 cao hơn đáy thứ 1. Kháng cự mạnh của mẫu hình 2 đáy chính là đỉnh cao nhất của nhịp rũ bỏ này.

mẫu hình 1 đáy

Mẫu hình 2 đáy: giá rũ bỏ nhiều lần trước khi tạo đáy. Giá có đáy thứ 2 thấp hơn đáy thứ 1. Kháng cự mạnh của mẫu hình 2 đáy chính là đỉnh thứ 2 của nhịp rũ bỏ.

mẫu hình 2 đáy

4. Cách mua phổ biến

Có 2 chiến lược mua phổ biến mà hiệu quả nhất

Thứ nhất là mua kiểu bùng nổ (Break-out): là cách mua khi giá vượt qua khỏi vùng đỉnh tích lũy của nền giá hiện tại. Phiên bùng nổ phải thỏa mãn tăng giá ít nhất 3% và thanh khoản đột biến ít nhất gấp 1.5 lần so với trung bình 20 phiên.

cách xác định điểm mua break-out

Ví dụ cổ phiếu VCI có 2 điểm mua break-out tốt.

Lần 1 là khi cổ phiếu này vượt đỉnh cũ 30 nhưng sau đó giá giảm khiến nhịp breakout này chưa thành công nhưng đó vẫn là điểm mua đúng.

Lần thứ 2 khi giá hình thành nền tích lũy mới và breakout qua kháng cự mới 33, lần này phiên breakout thành công và đem về thành quả rất lớn.

Thứ hai là mua kiểu trong nền tích lũy (Pull-back): là mua trong vùng tích lũy khi giá hồi phục trở lại sau khi đã break-out thất bại trước đó hoặc khi giá kéo ngược sau nhịp tăng mạnh.

xác định điê rmua pull-back

Cổ phiếu VHC là ví dụ điển hình về 2 lần mua pull-back.

Lần 1 là kiểu mua pullback trong nền tích lũy sau khi cổ phiếu đã có phiên breakout thất bại trước đó và tích lũy chặt chẽ trở lại. Điểm mua lý tưởng là khi giá xuất hiện phiên bật tăng từ nền tích lũy này.

Lần thứ 2 là khi cổ phiếu bật tăng mạnh sau pha kéo trước điều chỉnh ngắn hạn, đó là cơ hội mua cho những ai chưa kịp mua ở điểm mua thứ 1.

5. Xác định điểm bán

Có 2 kiểu bán: Cắt lỗ và Chốt lời

Cắt lỗ: nguyên tắc cắt lỗ bất biến là khi giá cổ phiếu giảm mất 7-8% từ điểm mua thì phải cắt lỗ mà không có ngoại lệ nào, 7-8% là mức lỗ tối đa dành cho một cổ phiếu. Hoặc chúng ta có thể sử dụng đường trung bình 20 ngày để làm ngưỡng chặn dưới cho cổ phiếu, nếu thủng thì cắt lỗ.

bán khi giá gãy hỗ trợ

Ví dụ cổ phiếu DPM sau điểm mua breakout vào 5 phiên trước đó thì quay trở lại điều chỉnh và gãy mất hỗ trợ mạnh, điểm mua này buộc phải cắt lỗ với thiệt hại 5%.

Chốt lời: có rất nhiều cách để chốt lời, việc chốt lời còn tùy thuộc vào kỳ vọng của mỗi nhà đầu tư. Có 3 cách chốt lời cơ bản:

bán chủ động khi giá đạt  mục tiêu
  • Chốt lời khi giá tăng mạnh: là khi cổ phiếu tăng mạnh và chạm tới giá mục tiêu được xác định trước. Mục tiêu lợi nhuận lý tưởng theo phương pháp đà tăng trưởng là 20-25% từ điểm mua đúng.

Như ví dụ bên trên cổ phiếu DPM sau khi tăng mạnh tới vùng mục tiêu 48-50 thì canh bán chủ động để thực hiện hóa lợi nhuận.

  • Trượt theo đường trung bình động: là cách bán bị động, dựa hoàn toàn vào sự chuyển động của giá so với các đường trung bình, 2 đường trung bình thường được sử dụng là trung bình 5 ngày và trung bình 20 ngày.

Ví dụ cổ phiếu DPM ở trên sau khi gãy đường trung bình 20 ngày thì bán chốt hết.

  • Bán khi thị trường chung có dấu hiệu nguy hiểm: là khi cổ phiếu vẫn có diễn biến bình thường nhưng thị trường chung lại phát ra tín hiệu nguy hiểm cảnh báo rủi ro đảo chiều thì có thể bán chủ động luôn để phòng ngừa rủi ro thị trường.

Mở tài khoản chứng khoán VPS – Tham gia cùng Đầu Tư Từ Đâu để luôn được cập nhật các cổ phiếu khỏe nhất thị trường

Chi tiết Quyền lợi khi mở tài khoản chứng khoán VPS với Đầu Tư Từ Đâu

Xem thêm:

Chào các bạn, tôi là Đỗ Hoàng Quân. Tôi tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2007. Trải qua nhiều chu kỳ, tôi am hiểu quy luật vận động của thị trường và xây dựng cho mình những nguyên tắc quan trọng để có thể kiếm tiền bền vững trên thị trường chứng khoán. Tìm hiểu thêm về tôi tại đây.

anh Quan

Đăng ký mở tài khoản chứng khoán

Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư Miễn phí

Mở app Zalo, scan để tham gia nhóm tư vấn của E-Broker hoặc kết bạn với admin qua SĐT 0981 333 743

Đọc nhiều nhất

Chuyên mục